Thạch An (Cao Bằng) đạt nhiều kết quả ấn tượng trong cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Truyền thông - Ngày đăng : 10:25, 04/11/2024

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách hành chính (đặc biệt là thủ tục hành chính), giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng thời gian qua tạo ra nhiều bước đột phá, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
Truyền thông

Thạch An (Cao Bằng) đạt nhiều kết quả ấn tượng trong cải cách hành chính gắn với chuyển đổi số

Đỗ Thêu 04/11/2024 10:25

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong cải cách hành chính (đặc biệt là thủ tục hành chính), giúp cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng thời gian qua tạo ra nhiều bước đột phá, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.

anh-tin-3-cb.jpg
Thạch An (Cao Bằng) đạt nhiều kết quả ấn tượng trong cải cách hành chính gắn với CĐS.

Là huyện miền núi biên giới của tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An có vị trí khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với trung tâm thành phố Cao Bằng và các huyện khác trong tỉnh.

Xác định chuyển đổi số (CĐS) là công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện, thời gian qua, bên cạnh việc đầu tư hệ thống hạ tầng công nghệ, huyện Thạch An ưu tiên công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về CĐS, đáp ứng yêu cầu phát triển ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), hướng tới xây dựng chính quyền điện tử và hình thành các công dân số.

Theo báo cáo quý III, UBND huyện Thạch An đã ban hành được 12 văn bản liên quan đến cải cách hành chính (CCHC). 100% phiếu đánh giá khảo sát sự hài lòng của cơ quan, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước từ hài lòng trở lên. Kế hoạch CCHC năm 2024 của huyện đề ra 56 nhiệm vụ, đến nay UBND huyện đã thực hiện hoàn thành 40/56 nhiệm vụ.

Ông Nông Long Giang, Phó chủ tịch UBND huyện Thạch An cho biết, lãnh đạo UBND huyện luôn quan tâm, tham gia đầy đủ các cuộc họp về CĐS do tỉnh tổ chức, đồng thời rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, tạo hành lang pháp lý thúc đẩy CĐS của huyện, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.

Về công tác xây dựng chính quyền số, UBND huyện đảm bảo 100% cán bộ công chức viên chức (CBCCVC) huyện, xã, thị trấn có tài khoản, các đơn vị và cá nhân lãnh đạo có chữ ký số để sử dụng trên hệ thống quản lý văn bản VNPT-iOffice và các hệ thống có sử dụng chữ ký số khác. Yêu cầu các đơn vị trực thuộc và UBND xã, thị trấn thực hiện đảm bảo quy trình, 100% văn bản được xử lý hoàn toàn trên môi trường mạng, thực hiện ký số trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành VNPT-iOffice (trừ văn bản mật theo quy định), đảm bảo việc ký số khi tiếp nhận và trả kết quả hồ sơ TTHC đúng quy định trên hệ thống Dịch vụ công iGate của tỉnh.

Duy trì cập nhật 449 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của địa phương, trong đó cấp huyện 236 thủ tục, cấp xã 142 thủ tục và số TTHC thuộc các cơ quan ngành dọc đóng tại địa phương 71 thủ tục. 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND huyện và UBND các xã, thị trấn được thực hiện trên Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh…

Có thể nói, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC, nhất là trong cải cách TTHC đã giúp cho kính tế - xã hội huyện Thạch An tạo ra nhiều bước đột phá, góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Đỗ Thêu