12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)

Truyền thông - Ngày đăng : 14:17, 18/11/2024

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.
Truyền thông

12 cách toà soạn khai thác AI để tăng hiệu quả hoạt động (Phần 1)

QA 18/11/2024 14:17

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang cách mạng hóa các ngành, lĩnh vực trên toàn thế giới và báo chí cũng không ngoại lệ. Các tổ chức tin tức đang tích hợp các công cụ AI nhằm kết hợp hiệu quả của công nghệ với sự sáng tạo của người làm báo.

Bài viết giới thiệu 12 cách AI đang chuyển đổi số các tòa soạn. Các công cụ này cũng đang định hình tương lai của báo chí và phát huy tối đa khả năng của người làm báo.

1. Tạo tin, bài viết (News article generator)

AI tạo sinh tác động đến các tòa soạn bằng cách hỗ trợ các nhà báo viết tin, bài chất lượng cao, giảm thời gian dành cho các công việc lặp đi lặp lại và nâng cao năng suất một cách tổng thể.

Trang tin tức của Đức là EXPRESS.de đã tích hợp Klara Indernach (KI), một hệ thống AI tiên tiến. Klara không chỉ là một công cụ, mà được định vị như một đồng nghiệp số, một đại diện được nhân cách hóa mà các nhà báo có thể tương tác hằng ngày.

klara-1.jpeg

Khả năng của Klara bao gồm cấu trúc văn bản, tiến hành nghiên cứu sâu rộng và tóm tắt thông tin khổng lồ một cách nhanh chóng. Điều này giúp cải thiện đáng kể hiệu quả của việc sáng tạo nội dung, đặc biệt là đối với các chủ đề có thể dự đoán được như thông tin thể thao.

Bằng cách tích hợp các mô hình AI chuyên biệt cho các chủ đề đòi hỏi chuyên môn sâu, EXPRESS.de đảm bảo Klara thực hiện các bài viết chất lượng cao, chính xác phù hợp với sở thích của độc giả.

Dù có sự hỗ trợ của Klara, các biên tập viên vẫn đóng vai trò trung tâm trong quá trình xuất bản tin tức. Họ xem xét các bài viết, xác minh nguồn và đảm bảo tính toàn vẹn của báo chí, đặc biệt là đối với những câu chuyện phức tạp hoặc điều tra mà AI vẫn chưa thể thực hiện độc lập.

Theo The Audiencers, tập đoàn báo chí có lịch sử hơn 400 năm, hiện Klara đóng góp vào 11% bài viết và trong mùa cao điểm, chiếm 8 - 12% tổng lưu lượng truy cập, chủ yếu là do khả năng sáng tạo tít tin, bài hiệu quả.

Quan hệ cộng tác giữa con người và AI này đã dẫn đến mức tăng đáng kể tỷ lệ nhấp chuột đọc tin tức từ 50 - 80% khi AI biên tập các bài viết dựa trên sở thích của độc giả, cho thấy tiềm năng của khả năng cá nhân hóa tin tức được AI hỗ trợ.

Ngành truyền thông Đức vẫn đang có những chia rẽ về tác động của nội dung do AI tạo ra khi một số người đặt câu hỏi liệu độc giả có nhận thấy sự hiện diện của nội dung do AI tạo ra hay không. Những thông tin từ Hội nghị thượng đỉnh tăng trưởng kỹ thuật số (Digital Growth Summit) 2024 cho thấy độc giả vẫn băn khoăn về vấn đề này.

Có những ý kiến cho rằng việc dán nhãn nội dung là do AI tạo ra làm giảm lòng tin của mọi người vào nội dung đó. Mặt khác, về lâu dài, thương hiệu của báo có thể nhận được nhiều tín nhiệm hơn vì hoàn toàn minh bạch về việc sử dụng AI, Nic Newman, Nhà nghiên cứu cao cấp, Viện Nghiên cứu Báo chí Reuters cho biết.

2. Xây dựng kho lưu trữ tin tức tương tác với AI

Những gã khổng lồ công nghệ như Google, Microsoft và OpenAI đang ngày càng hợp tác mạnh mẽ với các tổ chức truyền thông để đào tạo mô hình ngôn ngữ lớn (LLM).

Trong khi nhiều công ty truyền thông thận trọng về việc chia sẻ dữ liệu của họ một cách tự do, RCS Mediagroup - nhà xuất bản các tờ báo Corriere della Sera và La Gazzetta dello Sport - đang thực hiện một cách tiếp cận chủ động thông qua quan hệ đối tác chiến lược với OpenAI.

Sự hợp tác này đã dẫn đến việc tích hợp trợ lý ảo hỗ trợ AI vào ứng dụng L’Economia, cung cấp độc giả các tìm kiếm được cá nhân hóa, tóm tắt và quyền truy cập vào hơn 30.000 bài viết đã lưu trữ.

Việc RCS Mediagroup sử dụng AI phản ánh xu hướng chung của ngành nhằm tăng cường sự tương tác của độc giả và cung cấp nội dung được nhắm mục tiêu, tương tự như những nỗ lực của Bild của Đức và Clarín của Argentina.

economia.png

Fabio Napoli, Giám đốc Kinh doanh số tại RCS Mediagroup, nhấn mạnh kế hoạch mở rộng các dịch vụ do AI thúc đẩy của công ty bằng cách phát triển các ứng dụng theo chủ đề mới và cải thiện các nền tảng hiện có như L’Economia.

Mục tiêu là sử dụng AI và phân tích dữ liệu để cung cấp nội dung được cá nhân hóa hơn và cải thiện tương tác của người dùng, đảm bảo độc giả tương tác sâu hơn và dành nhiều thời gian hơn trên các nền tảng của RCS, thúc đẩy sự trung thành cao hơn.

3. Tạo câu đố tin tức

Báo cáo tin tức kỹ thuật số Reuters năm 2024 (The 2024 Reuters Digital News Report) nêu bật sự phổ biến ngày càng tăng của nội dung tương tác như câu đố tin tức, với 25% độc giả đăng ký đọc báo ở Hoa Kỳ cho rằng các tính năng như vậy là lý do để họ đăng ký.

Nhận ra xu hướng này, một số tổ chức tin tức đang phát triển các câu đố được tạo tự động dựa trên các bài viết hiện có để tăng cường sự tham gia và học hỏi của độc giả.

Ví dụ, TIME đã thử nghiệm với ChatGPT để phân tích kho lưu trữ 200 triệu trang viết của tờ báo này, tạo ra các câu đố đánh giá kiến ​​thức của độc giả về các vấn đề thời sự.

time-qizz.png

Tương tự, tờ Ringier Axel Springer đã xác định các câu đố là điểm tiếp cận rủi ro thấp để sử dụng AI tạo sinh tại toà soạn này. Tờ báo đã phát triển một plugin cho hệ thống quản lý nội dung của mình, cho phép tác giả nhập chủ đề câu đố và chỉ định số lượng câu hỏi.

Sau đó, AI sẽ tạo ra nội dung câu đố, giúp tăng tốc đáng kể quá trình này và thu hút sự tham gia của độc giả. Sáng kiến ​​này không chỉ giúp phóng viên tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao trải nghiệm của độc giả.

Tại Twipe, toà soạn báo của Bỉ cũng đang khám phá việc tạo ra các câu đố tin tức tự động, đã cho thấy kết quả đầy hứa hẹn. Cách tiếp cận của toà soạn phù hợp với xu hướng chung của ngành là tận dụng AI để tạo ra nội dung hấp dẫn và mang tính giáo dục.

Bất chấp những tiến bộ này, việc sử dụng AI để tạo ra các câu đố không phải là không có thách thức. Một vấn đề đáng chú ý là hiện tượng "ảo giác", trong đó AI có thể tạo ra thông tin không chính xác hoặc gây hiểu lầm. Sự giám sát của con người là rất quan trọng để đảm bảo tính chính xác.

Bằng cách khai thác hiệu quả AI để tạo câu đố, các tổ chức tin tức có thể tạo ra nội dung tương tác thúc đẩy sự tham gia của độc giả, thúc đẩy đăng ký báo và thúc đẩy việc học tập chuyên sâu hơn trong khi giải quyết các thách thức về tính chính xác và sự tin cậy trong báo chí.

4. Trình tạo hình ảnh AI

Những người làm việc trong ngành truyền thông có thể sử dụng AI để tạo hình ảnh, hình minh họa và đồ họa thông tin cho các tin tức. Những công cụ này giúp ích cho quá trình thiết kế, thường đòi hỏi thời gian và chuyên môn, và có thể tạo ra hình ảnh trực quan có liên quan bằng cách nhập văn bản hoặc dữ liệu. Điều này giúp tăng tốc quá trình sản xuất nội dung và tiết kiệm nguồn nhân lực.

Đây cũng là giải pháp tiết kiệm chi phí, đặc biệt đối với các tờ báo nhỏ không đủ khả năng chi trả cho một nhóm thiết kế lớn hoặc những người làm việc tự do đắt đỏ.

Hình ảnh do AI tạo ra có thể được sản xuất nhanh chóng và cá nhân hóa trong tiếp thị, nâng cao tính liên quan của chiến dịch quảng cáo và sự tương tác của độc giả. Hình ảnh của AI mang đến cơ hội kể chuyện sáng tạo, với hình ảnh trực tiếp giúp tăng cường các câu chuyện và sự tương tác của độc giả.

5. Tạo giọng nói và bản ghi chép AI

Một trong những ứng dụng cốt lõi của AI tại toà soạn là chuyển các cuộc phỏng vấn hoặc thảo luận bằng âm thanh thành văn bản. Sự chuyển đổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu trữ và phổ biến thông tin dễ dàng hơn.

Với sự ra đời của AI, hiệu quả và độ chính xác của việc gỡ ghi âm đã được cải thiện đáng kể, với các công cụ như Jojo của VG. Không giống như gỡ ghi âm thủ công, tốn thời gian và dễ xảy ra lỗi, các dịch vụ gỡ ghi âm với sự hỗ trợ của AI cung cấp một giải pháp thay thế nhanh và chính xác hơn.

Sử dụng các thuật toán tinh vi, công cụ có thể giúp giải mã chính xác giọng nói, ngay cả khi việc ghi âm được thực hiện trong môi trường ồn ào hoặc có nhiều người nói. Điều này làm giảm đáng kể thời gian từ khi ghi âm đến khi xuất bản, đẩy nhanh chu kỳ sản xuất tin tức. Nó cũng giải phóng các nhà báo và biên tập viên để tập trung vào các khía cạnh sáng tạo và phân tích hơn của sản xuất tin tức.

Dựa trên nền tảng này, việc chuyển văn bản thành giọng nói do AI hỗ trợ đã có những bước tiến ấn tượng trong tổng hợp giọng nói, cho phép lồng tiếng chân thực trong một khoảng thời gian tối thiểu. Công nghệ này cũng cho phép dịch chính xác, giữ nguyên ngữ điệu gốc, do đó tăng cường tính xác thực của bản tin.

Những tiến bộ này mở đường cho các ứng dụng sáng tạo như dịch thuật thời gian thực và lồng tiếng tự động.

Các tòa soạn có thể cải thiện đáng kể hiệu quả, độ chính xác và chất lượng nội dung tin tức bằng cách tích hợp các công nghệ gỡ ghi âm, chuyển giọng nói thành văn bản và chuyển văn bản thành giọng nói do AI hỗ trợ. Sự kết hợp này hợp lý hóa quy trình làm việc, giúp các tòa soạn đáp ứng được nhu cầu của truyền thông số.

Ngoài ra, AI hỗ trợ tạo và phân phối nội dung đa phương tiện, dẫn đến đối tượng khán giả được thông tin và tương tác nhiều hơn.

6. Tin tức được cá nhân hóa

Một trong những ứng dụng thú vị nhất của AI tại toà soạn là khả năng cung cấp nội dung được cá nhân hóa cho độc giả.

Một ví dụ tuyệt vời về cá nhân hóa nội dung là JAMES, một “quản gia số” do Twipe tạo ra với sự hợp tác của The Times để giúp các nhà xuất bản tin tức tăng cường sự tương tác của độc giả thông qua email được cá nhân hóa để phục vụ nhu cầu ngày càng thay đổi của người "tiêu dùng" tin tức hiện đại.

james.png

JAMES cá nhân hóa việc phân phối bản tin bằng cách tìm hiểu từ hành vi và sở thích của độc giả và điều chỉnh nội dung theo thói quen của từng độc giả.

Bản tin cá nhân hóa đang ngày càng trở nên phổ biến trong ngành tin tức, sử dụng dữ liệu và máy học để cải thiện sự tương tác và giữ chân người đọc. Với các công cụ như JAMES và các nỗ lực cá nhân hóa nội bộ, các tổ chức tin tức được trang bị tốt hơn để đáp ứng sở thích đa dạng của độc giả đồng thời đạt được mục tiêu tăng trưởng kỹ thuật số của họ.

(Còn tiếp)

QA