Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
Truyền thông - Ngày đăng : 10:03, 14/12/2024
Báo chí phát triển cần dựa trên nền tảng đám mây thông minh
Trung Quốc cũng là một trong số những quốc gia tích cực, điển hình trong việc ứng dụng các công nghệ số mới để đổi mới, phát triển ngành báo chí, truyền thông theo hướng kỹ thuật số, thông minh, chuyên nghiệp hiện đại.
Một số cơ quan báo chí Trung Quốc như: Nhật báo Bắc Kinh; Nhật báo Quý Châu; Bắc Kinh News; Đài phát thanh truyền hình (PTTH) các tỉnh như Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc, Quảng Đông… hay các kênh truyền thông cũng áp dụng những công nghệ số mới để phổ cập tin tức đa dạng.
Sử dụng nền tảng đám mây thông minh để hội tụ
Một mô hình chung đã được đón nhận, triển khai chính là mô hình hệ thống báo chí được thực hiện theo khẩu hiệu cấu trúc “Nhà bếp trung tâm”, trong đó điểm chính “hội tụ” đủ các yếu tố tích hợp về các tài nguyên truyền thông (báo, truyền hình, phát thanh, trang web), phát triển chung, đảm bảo mục tiêu vận hành dựa trên nền tảng đám mây truyền thông thông minh, tăng rộng độ bao phủ thông tin đến các huyện, tỉnh, thành phố.
Nhật báo Quý Châu đã thành lập Ban biên tập phương tiện truyền thông hội tụ trực tuyến để phục vụ 96 trung tâm truyền thông cấp huyện trong tỉnh, từ đó hỗ trợ quá trình xử lý hiệu quả nguồn dữ liệu có sẵn và phổ biến nội dung, thúc đẩy sự hợp tác trong việc tạo nội dung, công nghệ, ý tưởng sáng tạo và lập kế hoạch phát triển chung.
Bắc Kinh News sử dụng công nghệ xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), máy học và điện toán đám mây để xây dựng một "hệ thống báo cáo chủ đề truyền thông hội tụ", thực hiện phân tích, phân loại thông minh các chủ đề tin tức, tích hợp các chủ đề và lập kế hoạch truyền thông, đồng thời nâng cao hiệu quả thu thập và chỉnh sửa tin tức cũng như chất lượng bản thảo.
Đối với mô hình các Đài phát thanh truyền hình (PTTH) tỉnh như: Hà Nam, An Huy, Hồ Bắc… đã đẩy mạnh việc xây dựng, ứng dụng các nền tảng hỗ trợ công nghệ truyền thông hội tụ cấp huyện. Và các đài PTTH này đã phối hợp tích cực cùng các tờ báo, các mạng lưới truyền thông khác trong tỉnh cùng phát triển nền tảng đám mây thông minh của tỉnh, đồng thời, đảm nhận các chức năng của nền tảng công nghệ cấp tỉnh.
Bên cạnh đó, các Đài PTTH trên còn mạnh mẽ ứng dụng 5G trong hoạt động quản trị, sản xuất nội dung. Thành công trong ứng dụng 5G, Đài PTTH Quảng Đông đã phối hợp với 21 Đài PTTH cấp tỉnh khác phát động Chương trình truyền thông hội tụ “Bay qua Quảng Đông”.
Theo đó, Đài PTTH Quảng Đông đã sử dụng tính năng phát trực tiếp 5G, trường quay ảo, đóng gói trực tuyến và các công nghệ sản xuất, truyền dẫn khác để sản xuất các sản phẩm truyền thông mới (bao gồm H5, truyện tranh cuộn dọc, các video ngắn sáng tạo) đã đảm bảo được đường truyền, phát trực tiếp 24/7, cho phép chèn cảnh báo.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số mới
Nhiều tờ báo Trung Quốc đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số. Nhật báo Bắc Kinh đã áp dụng công nghệ số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), kết hợp giữa thực tế và công nghệ đa phương tiện 3D cùng các công nghệ khác ra mắt loạt video ngắn 10 tập “Giải mã một xã hội thịnh vượng trên mọi phương diện”, đồng thời, áp dụng hình thức sáng tạo của pingshu (nghệ thuật kể chuyện truyền thống của Trung Quốc) và hoạt hình, để thể hiện các chiến lược phát triển đất nước Trung Quốc bền vững, thịnh vượng.
Đài PTTH Hà Nam là một thành công về ứng dụng AI khi đã ra mắt "Nền tảng con người kỹ thuật số thông minh", tích hợp các công nghệ AI như đồ họa máy tính, nhận dạng giọng nói và hiểu ngữ nghĩa, đồng thời, có khả năng tạo hình ảnh, khả năng biểu đạt và khả năng tương tác thông minh, từ đó có thể cung cấp các giải pháp người ảo toàn diện cho báo cáo tin tức, giải trí, mạng xã hội cũng như các chức năng dịch vụ khác từ mô hình người ảo, sản xuất nội dung đến giao tiếp tương tác đa cảnh...
Một số Đài PTTH còn ứng dụng AI để phát triển các giải pháp đa phương tiện thông minh thông qua robot có chức năng phỏng vấn, dẫn chương trình ảo. Chính điều này đã giúp cho việc trình bày tin tức trở lên thú vị và sắc nét hơn.
Hơn nữa, sức mạnh của AI còn giúp các Đài PTTH của các tỉnh Trung Quốc tối ưu hóa quá trình thu thập, chỉnh sửa, phân phối nội dung; phân tích, khai thác thông minh dữ liệu lớn; nâng cao mức độ tổng hợp, chia sẻ, sử dụng tất cả các tài nguyên tin tức truyền thông; tối ưu hóa trải nghiệm cho độc giả, sáng tạo, đổi mới lối viết mở về nội dung…
Ngoài ra, các Đài PTTH trên còn mở rộng việc hợp tác với các công ty công nghệ truyền thông mới để tạo ra một nền tảng hội nhập khu vực với mức độ xã hội hóa cao. Và chính những thay đổi đáng kể trên đã giúp các Đài PTTH giữ chân được đông đảo khán giả dõi theo.
Các kênh truyền thông cũng ứng dụng công nghệ mạnh mẽ
Công ty truyền thông Mango TV của Trung Quốc đã xây dựng hệ thống công cụ mới để sản xuất nội dung thế hệ tiếp theo dựa trên AI (các mô-đun tăng cường thực tế video; mô-đun tự động chỉnh sửa định hướng nội dung; năng tự động tạo video ngắn do AI tạo ra.
Công ty truyền thông Swift Zhixuan đã sử dụng nền tảng tạo video ngắn tự động AI của National Business Daily, giúp cho kênh truyền thông này cung cấp các giải pháp video AI đầy đủ quy trình (sản xuất video thông minh…), tất cả được thống nhất thông qua mô hình 4 trong 1 (Đầu ra văn bản; thư viện thông minh; tổng hợp tự động video ngắn; phân phối toàn nền tảng).
Trong khi đó, trang thông tin Jiangxi Daily đã xây dựng "Nền tảng ứng dụng truyền thông số phóng viên AI", dựa trên hình đại diện kỹ thuật số của các phóng viên.
Nền tảng này hoạt động trên phương thức sử dụng AI để tiến hành đào tạo một lượng lớn dữ liệu, nâng cao trình độ chuyên môn và khả năng sáng tạo trong việc thu thập và chỉnh sửa tin tức, từ đó giúp, thực hiện sàng lọc, sản xuất, hiệu đính, đánh giá, phân phối tin tức đa nền tảng trong mọi thời tiết.
Còn kênh truyền thông China Youth Daily phát triển dựa trên mô hình sử dụng các công nghệ số như con người số, kết xuất 3D và tương tác thông minh AI. Đơn vị này còn sử dụng các công nghệ nền tảng đa dạng như bộ não số sáng tạo (Creatvie Brain), tự động hóa…
Một kênh truyền thông nữa là Creative Brain ứng dụng AI để sản xuất nội dung đa phương tiện toàn diện; sử dụng công nghệ VR để trình bày thông tin trực quan./.