Người phụ nữ Dao đỏ đi xuyên Việt 3 năm để học làm du lịch

Truyền thông - Ngày đăng : 14:33, 17/12/2024

Hành trình 3 năm xuyên Việt của chị Tẩn Tả Mẩy - người phụ nữ Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa - không chỉ để học hỏi mô hình du lịch cộng đồng mà còn để làm giàu, thoát nghèo từ những bài thuốc cổ truyền.
Truyền thông

Người phụ nữ Dao đỏ đi xuyên Việt 3 năm để học làm du lịch

Trung Quốc 17/12/2024 14:33

Hành trình 3 năm xuyên Việt của chị Tẩn Tả Mẩy - người phụ nữ Dao đỏ ở Tả Phìn, Sa Pa - không chỉ để học hỏi mô hình du lịch cộng đồng mà còn để làm giàu, thoát nghèo từ những bài thuốc cổ truyền.

Du khách đến bản Tả Phìn (thị xã Sa Pa) sẽ gặp một ngôi nhà sàn rất lớn ở ngay bản trung tâm với dòng chữ nổi bật: Hợp tác xã (HTX) cộng đồng Dao đỏ. Người đứng đầu HTX này chính là chị Tẩn Tả Mẩy - người đam mê, giữ gìn, bảo tồn và phát triển những bài thuốc quý của cha ông; lấy bài thuốc của cha ông để làm giàu, thoát nghèo, và giúp nhiều bà con trong bản cùng làm giàu, thoát nghèo với mình.

418-202412171216031.jpg

Tẩn Tả Mẩy, Giám đốc HTX cộng đồng Dao đỏ Tả Phìn, sinh năm 1976, là người Dao bản địa sinh ra và lớn lên trên đất Tả Phìn, Sa Pa. Hơn 20 năm trước, như nhiều người Dao khác ở Hoàng Liên Sơn, Tả Mẩy đi làm hướng dẫn viên du lịch, nghĩa là lẽo đẽo theo chân du khách cả ngày khắp các bản làng để bán thổ cẩm, đồ lưu niệm…

Nhưng, công việc đó không đủ để Tả Mẩy nuôi con, vì không mấy người mua những món hàng lắt nhắt, vụn vặt ấy mãi. Cùng lúc đó, một dự án hỗ trợ cộng đồng bà con người Dao do nhóm các chuyên gia, giảng viên, dược sỹ trường Đại học Dược Hà Nội lên triển khai tại xã Tả Phìn, đó là chiết xuất thành các sản phẩm đóng chai từ bài thuốc cổ truyền được truyền lại qua các thế hệ của người Dao đỏ, trong đó có thuốc tắm người Dao rất tốt cho sức khỏe, từ đó mở dịch vụ tắm thuốc người Dao đỏ phục vụ khách du lịch. Tả Mẩy quyết định tham gia dự án này.

Khoảng năm 2012, Tẩn Tả Mẩy rời khỏi công ty thuốc tắm, quyết định nghỉ làm, khi đó chị 36 tuổi. Tả Mẩy dành trọn vẹn 3 năm đầu để đi xuyên Việt, đi khắp nước Việt Nam, chỗ nào chị cũng đến, chỗ nào có mô hình làm du lịch, homestay thì chị đến để học tập, tìm cái mới sau này vận dụng ở bản mình.

418-202412171216032.jpg

Khi đã đi nhiều nơi, học hỏi nhiều mô hình du lịch cộng đồng, kết hợp với kiến thức, kinh nghiệm về bài thuốc tắm và dịch vụ kinh doanh tắm thuốc người Dao đỏ, năm 2015, Tẩn Tả Mẩy thành lập HTX Cộng đồng Dao đỏ huy động các chị em trong bản cùng tham gia, với xuất phát điểm ban đầu là 2 phòng tắm thuốc với 8 thùng - nghĩa là cùng một lúc chỉ đón được đoàn nhỏ vài người.

Khách đông lên, Tả Mẩy mở thêm cơ sở ở chợ trung tâm xã, rồi mạnh dạn sản xuất các loại thuốc đóng hộp phân phối khắp cả nước, xây dựng một kênh phân phối riêng, sử dụng nền tảng mạng xã hội, lập fanpage về HTX…

418-202412171216033.jpg

Sau hơn 10 năm kiên trì, “hệ sinh thái” của Tả Mẩy hiện nay đã phát triển thêm nhiều cơ sở tắm thuốc người Dao tại nhiều tỉnh thành khác, như Phú Thọ, Hải Phòng, Thái Nguyên, Tam Đảo…

Địa điểm mở dịch vụ tắm thuốc của HTX để hướng gần các khu công nghiệp, nơi có nhiều công nhân, người lao động. Đặt cơ sở ở đó với suy nghĩ rằng, bài thuốc tắm của người Dao rất tốt, ai mệt mỏi, đi làm về ngâm thuốc tắm là sẽ khỏe. Người này sẽ giới thiệu cho người khác, nhiều người sẽ biết. Một lần tắm, ngâm chỉ 150.000 đồng. Thuốc tắm đã được nấu đóng chai, chỉ quấy vào nước nóng là tắm được rồi.

Với dịch vụ tắm thuốc, mỗi năm mang về tổng doanh thu cho cả HTX Cộng đồng Dao đỏ hơn 10 tỷ đồng, đủ để trả lương cho các nhân viên, đủ nuôi sống các xã viên.

Bảo tồn, giữ gìn và phát huy những kiến thức dân gian được lưu truyền về các bài thuốc của người Dao

Tẩn Tả Mẩy cho biết, tới đây chị sẽ sang Hàn Quốc để họp bàn với đối tác về dự án sản xuất dầu gội thảo dược, thuốc dưỡng da, làm đẹp… từ những cây thuốc đặc thù bản địa như cây chùa rùa, màng tang…

418-202412171216034.jpg

HTX đã phát triển được vùng trồng bằng cách liên kết với các nông hộ ở các xã xung quanh như Ngũ Chỉ Sơn, Bản Hồ, Hoàng Liên, Mường Hoa, Thanh Bình, Trung Chải… để mở rộng vùng trồng cây dược liệu; thuê đất rừng trồng sản xuất ở Hoàng Liên trồng cây thuốc. Có vùng trồng ổn định, có nguyên liệu mới mở rộng sản xuất được, mới giữ được rừng, người dân không vào rừng tìm cây thuốc từ đó gián tiếp tác động không tốt tới rừng.

418-202412171216035.jpg
HTX Cộng đồng Dao đỏ của chị Tẩn Tả Mẩy đã tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho gần 100 xã viên người dân tộc thiểu số ở Sa Pa.

HTX Cộng đồng Dao đỏ của chị Tẩn Tả Mẩy đã tạo công ăn, việc làm và thu nhập ổn định cho gần 100 xã viên người dân tộc thiểu số ở Sa Pa, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát huy những kiến thức dân gian được lưu truyền về các bài thuốc của người Dao; khai thác giá trị kinh tế của những cây dược liệu tại vùng núi Hoàng Liên và mảnh đất Lào Cai.

Trên các sản phẩm thuốc chiết xuất từ cây dược liệu của Tả Mẩy in hình một cô gái người Dao đang gùi một gùi cây thuốc. Đấy là hình ảnh nhận diện thương hiệu thuốc người dao do HTX của chị Tả Mẩy sản xuất. Dưới hình cô gái có hai chữ: “Mẩy Đỉa”.

Trên địa bàn thị xã Sa Pa (Lào Cai) hiện có 240 ha cây dược liệu, trong đó chủ yếu là actiso, chùa dù, chè dây, sa nhân tím, đương quy, tía tô và các loại cây dược liệu dùng để chế biến sản phẩm thuốc tắm người Dao đỏ.

Thị xã hiện có 6 công ty, HTX đầu tư trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm từ dược liệu với công suất chế biến khoảng 5.800 tấn dược liệu tươi/năm; doanh thu từ cây dược liệu trên địa bàn thị xã đạt trên 30 tỷ đồng/năm.

418-202412171216036.jpg

Chiến lược phát triển nông nghiệp hàng hóa của tỉnh Lào Cai đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thị xã Sa Pa đã đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế từng vùng; Tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường; Cơ cấu lại sản xuất trồng trọt theo 2 nhóm là nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh và nhóm sản phẩm tiềm năng địa phương gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Bên cạnh đó, hỗ trợ, thúc đẩy phát triển các hình thức ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để chủ động thời vụ, nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường, gia tăng giá trị nông sản, nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác.

Cây dược liệu là một trong những ngành hàng chủ lực của tỉnh Lào Cai trong giai đoạn 2022 - 2025 và là một trong những cây trồng có thế mạnh của thị xã Sa Pa. Với những tiềm năng về đất đai, khí hậu thuận lợi để phát triển cây trồng dược liệu, Thị xã đã và đang tiếp tục đẩy mạnh đầu tư phát triển để phấn đấu đến năm 2025, Sa Pa trở thành vùng cây dược liệu trọng điểm của tỉnh Lào Cai./.

Trung Quốc