Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị

Truyền thông - Ngày đăng : 09:00, 21/12/2024

Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
Truyền thông

Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị

Thế Vinh 21/12/2024 09:00

Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.

lich-su-co-doc-giao-viet-nam.jpg

Được viết trong hơn 10 năm, tác phẩm tập trung vào các chính sách của các triều đại từ thế kỷ 16 - 19, khi Thiên Chúa giáo lần đầu tiên được truyền bá tại Việt Nam. Cuốn sách cũng đề cập đến sự khoan dung ban đầu, giai đoạn đàn áp khốc liệt và những điều chỉnh dưới sức ép từ Pháp.

Các chương sách nêu bật quá trình truyền bá tôn giáo, những xung đột gay gắt như hai án tôn giáo ở Đàng Ngoài (1721 và 1737), cùng sự thỏa hiệp của vua Tự Đức khi phải thay đổi danh xưng “tả đạo dữu dân” thành “đạo dân” vào năm 1873.

Với cách tiếp cận đa chiều dựa trên tư liệu từ thư từ giáo sĩ, chính sử Đại Nam thực lục và các nghiên cứu hiện đại, cuốn sách không chỉ ghi nhận sự kiện mà còn lý giải từ góc độ chính trị, văn hóa và xã hội.

Cuốn sách được chia thành 9 chương, mỗi chương đi sâu vào một giai đoạn hoặc sự kiện quan trọng:

Chương một: Dẫn luận

Chương hai: Sự truyền bá và xung đột của Cơ Đốc giáo ở Quảng Nam thế kỷ 17

Chương ba: Linh mục Abraham Le Royer ở Đàng Ngoài (1692-1715)

Chương bốn: Sứ mệnh thần thánh và phép lớn nước nhà: Hai cái án tôn giáo ở Đàng Ngoài năm 1721 và 1737

Chương năm: Thái độ của Nhà Tây Sơn (1771-1801) đối với Cơ Đốc giáo

Chương sáu: Chính sách của Vua Gia Long và Vua Minh Mạng (1802-1840) nhà Nguyễn đối với Cơ Đốc giáo

Chương bảy: Chính sách của Vua Thiệu Trị và Vua Tự Đức Triều Nguyễn (1841-1858) đối với Cơ Đốc giáo

Chương tám: Sự thỏa hiệp và điều chỉnh thích hợp của Vua Tự Đức đối với Cơ Đốc giáo (1859-1883)

Chương chín: Kết luận

Đặc biệt, chương 8 phân tích kỹ cách vua Tự Đức thỏa hiệp trước sức ép từ Pháp, mở đường cho giáo dân tham gia thi cử làm quan, nhưng đồng thời Việt Nam dần mất kiểm soát trước sức ép của thực dân.

Tác phẩm này không chỉ dành cho người nghiên cứu lịch sử và tôn giáo mà còn là nguồn tư liệu quý giá cho những ai muốn hiểu sâu hơn về sự phát triển của Thiên Chúa giáo tại Việt Nam trong bối cảnh chính trị phức tạp./.

Thế Vinh