Đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo
An toàn thông tin - Ngày đăng : 10:14, 24/12/2024
Đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo
Hành vi xâm phạm bí mật thư tín, bí mật đời tư của người khác bị pháp luật nghiêm cấm. Nhưng, hiện nay nhiều ổ nhóm bán các loại dịch vụ đọc trộm tin nhắn, soi mật khẩu tài khoản mạng xã hội... vẫn hoạt động công khai trên nhiều hội, nhóm.
Sử dụng dịch vụ của các đối tượng này, người dùng không chỉ đối mặt với các vấn đề pháp lý mà còn có nguy cơ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nhận diện hành vi
Các đối tượng sẽ lập các tài khoản Facebook, Zalo…giả mạo chính chủ hoặc chiếm đoạt mạng xã hội (MXH) của các cá nhân, sau đó nhắn tin mượn tiền, nạp thẻ điện thoại người thân, bạn bè của cá nhân.
Theo thống kê sơ bộ, hiện tại số người dùng Facebook tại Việt Nam là hơn 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn nước, số người sử dụng Zalo thường xuyên chiếm gần 70% dân số, đây là mảnh đất, không gian rộng lớn, màu mỡ để các đối tượng hoạt động phạm tội.
Quá trình đấu tranh nhận thấy các đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ, am hiểu công nghệ thông tin; phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, chuyên nghiệp, có tính chất băng, nhóm. Các đối tượng có tính cảnh giác cao, liên tục thay đổi địa điểm, máy móc sử dụng tài khoản giả để tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng.
Mới đây nhất là vụ việc anh P.D.L trú tại phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh đến cơ quan công an trình báo bị đối tượng hack tài khoản MXH Facebook của mình. Sau đó, chúng nhắn tin cho những người trong danh sách bạn bè của anh đưa ra nhiều lý do khác nhau để vay mượn tiền; trong tin nhắn chúng gửi số tài khoản nhận tiền là tài khoản ngân hàng có thông tin trùng với họ và tên của anh P.D.L.
Với thủ đoạn này, nhiều bạn bè của anh L. đã không nghi ngờ và gửi ngay tiền vào số tài khoản do đối tượng cung cấp. Vụ việc trên là một trong rất nhiều trường hợp đã xảy ra liên tục trong thời gian qua.
Đây là thủ đoạn mới, các đối tượng lợi dụng chính sách cho đăng ký tài khoản online của các ngân hàng, cụ thể: chúng dùng phần mềm photoshop chỉnh sửa thông tin trong căn cước công dân (CCCD) thu thập được từ trước trùng khớp với họ và tên của người dùng mạng xã hội bị hack rồi in ra giấy in ảnh, sử dụng CCCD giả này để đăng ký tài khoản ngân hàng online. Sau đó, chúng dùng tài khoản này để nhận tiền lừa đảo. Thủ đoạn này khiến nạn nhân lầm tưởng đó là tài khoản ngân hàng của người thân, bạn bè mình.
Hành vi xâm phạm bí mật thư tín, bí mật đời tư của người khác bị pháp luật nghiêm cấm. Nhưng, hiện nay nhiều ổ nhóm bán các loại dịch vụ đọc trộm tin nhắn, soi mật khẩu tài khoản MXH... vẫn hoạt động công khai trên nhiều hội, nhóm. Sử dụng dịch vụ của các đối tượng này, người dùng không chỉ đối mặt với các vấn đề pháp lý mà còn có nguy cơ bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Các đối tượng sẽ lập các tài khoản Facebook, Zalo… giả mạo chính chủ hoặc chiếm đoạt MXH của các cá nhân, sau đó nhắn tin mượn tiền, nạp thẻ điện thoại người thân, bạn bè của cá nhân.
Theo thống kê sơ bộ, hiện tại số người dùng Facebook tại Việt Nam là hơn 76 triệu người, chiếm hơn 70% dân số toàn nước, số người sử dụng zalo thường xuyên chiếm gần 70% dân số, đây là mảnh đất, không gian rộng lớn, màu mỡ để các đối tượng hoạt động phạm tội.
Quá trình đấu tranh nhận thấy các đối tượng có tuổi đời còn rất trẻ, am hiểu công nghệ thông tin; phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi, chuyên nghiệp, có tính chất băng, nhóm. Các đối tượng có tính cảnh giác cao, liên tục thay đổi địa điểm, máy móc sử dụng tài khoản giả để tránh sự theo dõi của cơ quan chức năng.
Những khuyến cáo
Trước thực trạng này, Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông khuyến cáo người dân những dấu hiệu nhận diện chiêu trò lừa đảo và biện pháp phòng tránh.
Tin nhắn hoặc email đáng ngờ
Nếu bạn nhận được một tin nhắn hoặc email từ một người bạn trong danh sách bạn bè yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm, yêu cầu chuyển tiền hoặc thực hiện hành động khẩn cấp, hãy cảnh giác, vì đó có thể là tin nhắn lừa đảo.
Đặc biệt, nếu tin nhắn có chứa các lời khẩn cấp, đe dọa hoặc yêu cầu không phù hợp, hãy kiểm tra lại xem có phải tin nhắn thực sự từ bạn bè của bạn hay không.
Sự thay đổi đột ngột trong ngôn ngữ hoặc phong cách viết
Nếu tin nhắn từ bạn bè có sự thay đổi đột ngột trong cách viết, từ ngữ không giống với phong cách thông thường hoặc có chứa các lời lẽ lạ lùng, cẩn thận hơn.
Đường link đáng ngờ
Kiểm tra đường link được chia sẻ trong tin nhắn. Nếu đường link có dấu hiệu đáng ngờ như URL không phổ biến, thiếu ký tự an toàn (https://), hoặc điều hướng đến các trang web không rõ nguồn gốc hoặc đáng ngờ, hãy tránh nhấp chuột hoặc truy cập vào đường link đó.
Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc thông tin đăng nhập
Lưu ý rằng bạn không nên cung cấp thông tin cá nhân nhạy cảm hoặc thông tin đăng nhập (tên đăng nhập, mật khẩu) thông qua tin nhắn hoặc email. Kẻ lừa đảo thường sử dụng chiêu này để chiếm quyền điều khiển tài khoản của bạn.
Xác minh thông tin
Nếu bạn nhận được một tin nhắn hoặc email đáng ngờ từ một người bạn, hãy thử liên hệ trực tiếp với họ thông qua các phương tiện khác (điện thoại, tin nhắn, email) để xác minh xem tin nhắn đó có phải từ họ hay không. Đừng sử dụng thông tin liên hệ được cung cấp trong tin nhắn đáng ngờ để xác minh.
Báo cáo và cảnh báo
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu lừa đảo nào, hãy báo cáo ngay lập tức cho người bạn bè bị ảnh hưởng và thông báo vụ việc cho nền tảng mạng xã hội hoặc dịch vụ email để họ có thể thực hiện biện pháp cần thiết:
- Thay đổi mật khẩu ngay lập tức của tài khoản MXH và sử dụng một mật khẩu mạnh, bao gồm cả chữ hoa, chữ thường, số và ký tự đặc biệt.
- Báo cáo sự cố thông qua MXH hoặc các liên hệ khác như điện thoại, email.
- Thông báo cho bạn bè và người thân trong danh sách bạn bè của bạn về tình huống và cảnh báo họ không nên tin tưởng hoặc phản hồi vào những tin nhắn lừa đảo.
Ngoài ra, hãy luôn giữ cảnh giác và tuân thủ các biện pháp bảo mật cơ bản như không chia sẻ thông tin cá nhân và mật khẩu với bất kỳ ai, không bấm vào các liên kết không rõ nguồn gốc hoặc tin nhắn đáng ngờ, và cập nhật phần mềm bảo mật định kỳ để tránh các lỗ hổng bảo mật./.