Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh

Duy Thái/VOV-Đông Bắc| 13/02/2021 17:45
Theo dõi ICTVietnam trên

Trạm phát sóng phát thanh Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) có những con người cần mẫn ngày đêm giữ cho làn sóng của Đài TNVN đến được với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.

Ở độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển, Trạm phát sóng phát thanh Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) quanh năm sương mù và không ít ngày có sương muối, băng giá. Vượt qua khắc nghiệt của thời tiết và điều kiện sống khó khăn, có những con người cần mẫn ngày đêm giữ cho làn sóng của Đài TNVN đến được với đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc.

Cách thành phố Lạng Sơn chỉ chừng hơn 30km về hướng Đông Bắc nhưng phải mất gần 3 giờ đồng hồ đi xe máy, chúng tôi mới đến được trạm phát sóng phát thanh Mẫu Sơn. Chiếc xe máy rú ga nhưng vẫn phải "vừa đi, vừa bò" qua những đỉnh dốc quanh co, hướng đến cột phát sóng lúc ẩn, lúc hiện trong màn sương trắng xóa.

Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh - Ảnh 1.

Ở độ cao gần 1.500m so với mặt nước biển, Trạm phát sóng phát thanh Mẫu Sơn đặt tại đỉnh núi Mẫu Sơn, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.

Những ngày cận Tết Nguyên đán Tân Sửu, Mẫu Sơn chịu đợt rét đậm kèm theo băng giá. Chiếc khăn và bộ quần áo phơi trên mắc áo trước hiên để quên sau một đêm đóng băng đu đưa trong gió rét căm căm. Anh Hoàng Hữu Khánh, cán bộ trực tại Trạm phát sóng Mẫu Sơn đưa cho chúng tôi hai chiếc chăn, nói quấn lên người cho đỡ lạnh. Khép cánh cửa để ngăn gió.

“Trên này rất khắc nghiệt. Vừa qua, thời tiết vào khoảng -3 độC. Trên này không có nước sinh hoạt, hoàn toàn dùng nước mưa tự nhiên. Nước đóng băng hết, anh em phải đi xách nước hàng cây số về nấu. Năm 2018, lạnh, băng dày, rất buốt, những chậu nước để ở ngoài đóng băng dày thành cục, xung quanh một màu trắng toát. Nhìn thì cũng đẹp nhưng lạnh lắm, buốt lắm.”- anh Hoàng Hữu Khánh cho biết.

Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh - Ảnh 2.

Nơi này quanh năm sương mù và không ít ngày có sương muối, băng giá.

Rét lạnh, ẩm ướt quanh năm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của cán bộ, nhân viên làm việc tại Trạm phát sóng Mẫu Sơn. Thế nhưng điều mà anh em lo ngại nhất là sét đánh xuống trạm. Có những thời điểm, sấm sét liên tục, mùi khét lửa điện và mùi thiết bị điện tử bị cháy lan khắp nơi. Mỗi lần như thế, anh em kỹ thuật viên lại thức trắng đêm để sửa chữa, thay thế các thiết bị hỏng hóc, bảo đảm làn sóng phát thanh liên tục, ổn định đến với đồng bào.

Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh - Ảnh 3.

Rét lạnh, ẩm ướt quanh năm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của cán bộ, nhân viên làm việc tại Trạm phát sóng Mẫu Sơn.

Trạm phát sóng phát thanh trên đỉnh Mẫu Sơn có 6 cán bộ, kỹ thuật viên thay nhau trực liên tục 24/24 để tiếp phát các kênh sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. 16 năm gắn bó với nơi khí hậu khắc nghiệt này, anh La Bảo Vũ, Trạm trưởng trạm phát sóng cho biết: Những ngày Tết là thời gian các anh bận rộn nhất vì phải phải xử lý các phương án đảm bảo phát sóng an toàn, liên tục, nhất là trong đêm Giao thừa để người Mông, người bào Dao, người Tày, người Nùng… đều nghe được lời chúc Tết của Chủ tịch nước, chung niềm vui Xuân mới với đồng bào cả nước… Đêm giao thừa cũng là thời điểm anh em quây quần bên bếp củi, chia sẻ cùng nhau nỗi nhớ nhà, những kỷ niệm, những câu chuyện vui buồn.

Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh - Ảnh 4.

Anh La Bảo Vũ- Trạm trưởng trạm phát sóng đã công tác tại đây đã 16 năm.

“Giao thừa thực ra cảm xúc của tôi cũng như nhiều người khác, cũng không thể nào tránh khỏi nỗi buồn khi không được ở gần gia đình. Những Tết không ở cạnh gia đình cảm giác cũng hơi trống vắng, nhớ lắm. Anh em trực cùng nhau nghe thư của Chủ tịch nước, chúc mừng nhau năm mới và cùng nhau phấn đấu sẽ cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong năm mới để đưa những chương trình của Đài TNVN đến với người dân các dân tộc trong vùng Đông Bắc của Tổ quốc.”- anh La Bảo Vũ nói.

Ông Nông Quốc Chiến, dân tộc Tày và nhiều người dân ở xã Thụy Hùng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn thuộc lòng tần số của các kênh phát thanh của Đài TNVN. Ông có thể kể vanh vách các chương trình của VOV1, VOV2 hay chương trình của Đài PTTH Lạng Sơn phát vào giờ nào và đặc biệt là gần một năm nay, ngày 3 buổi ông đều nghe Chương trình phát thanh tiếng Tày Nùng của Đài TNVN. Ông bảo: Họ hàng, người quen của ông là người Tày Nùng bên Tuyên Quang, Thái Nguyên, Quảng Ninh bắt sóng của chương trình qua Trạm phát sóng Mẫu Sơn rõ mồn một.

Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh - Ảnh 5.

Những ngày Tết là thời gian các anh bận rộn nhất vì phải phải xử lý các phương án đảm bảo phát sóng an toàn, liên tục.

"Tôi vẫn thường nghe chương trình phát thanh tiếng Tày Nùng của Đài TNVN qua trạm phát sóng Mẫu sơn. Ở đây nghe rất rõ, cứ đến giờ phát sóng là tôi lại mở đài nghe, vì Đài phát triển được tiếng dân tộc Tày, Nùng mình, có những nội dung nói về cách làm ăn, kỹ thuật trồng trọt chăn nuôi như thế nào để đạt hiệu quả, để bà con vùng cao áp dụng làm theo mới xóa đói giảm nghèo được, mới xây dựng nông thôn mới được. Đặc biệt là có phần ca nhạc, dân ca Tày Nùng, có các điệu phong slư mà bà con chúng tôi rất thích"- ông Nông Quốc Chiến.

Tết của những người trực sóng trên đỉnh Mẫu Sơn cũng rất đơn giản với cành đào nhỏ. Những chiếc bánh chưng, con gà, mớ rau, chai rượu… các mế, các chị dưới chân núi mang lên Trạm cho làm cho các anh cảm thấy ấm áp hơn.

Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh - Ảnh 6.

Cánh sóng Tiếng nói Việt Nam vươn xa có một phần không nhỏ công lao thầm lặng của họ.

“Mỗi người một công việc nhưng mà công việc các anh ấy thực sự vất vả hơn so với mọi người ở bên dưới, những ngày băng giá, mưa gió vẫn ở trên ấy 24/24. Ngày Tết, bà con chúng tôi cũng lên chúc Tết các anh. Thực sự chúng tôi rất cảm ơn anh ấy đã phải xa nhà, xa vợ con, lên đây làm nhiệm vụ để truyền tải sóng của Đài TNVN không ngừng nghỉ đến bà con dân tộc xung quanh đây.”- Chị Nông Thị Nà, một người dân địa phương nói.

Từ đỉnh Mẫu Sơn mờ sương, ngày ngày làn sóng của Đài TNVN mang những thông tin thời sự bổ ích đến với đồng bào các dân tộc. Trạm phát sóng FM Mẫu Sơn ( Lạng Sơn) cùng các trạm Phja Oắc (Cao Bằng), Trạm phát sóng tại Hà Giang đã giúp cho Tiếng nói Việt Nam vươn dài cánh sóng đến cả một vùng rộng lớn Đông Bắc của tổ quốc. Chứng kiến những khó khăn vất vả của những con người nơi quanh năm bầu bạn cùng sương núi, chúng tôi càng cảm nhận được một điều, cánh sóng Tiếng nói Việt Nam vươn xa có một phần không nhỏ công lao thầm lặng của họ./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bốn giải pháp trọng tâm để giải bài toán an toàn dữ liệu quốc gia
    Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương, năm 2024 đánh dấu bước tiến vượt bậc của Việt Nam trong lĩnh vực an toàn thông tin. Tuy nhiên, còn rất nhiều thách thức cần vượt qua để đảm bảo an toàn dữ liệu quốc gia.
  • Việt Nam tăng cường hợp tác phát triển công nghệ số với Burundi và NIPA
    Trong khuôn khổ sự kiện Tuần lễ Số quốc tế 2024, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã tiếp và làm việc với Bộ trưởng Bộ Truyền thông, Công nghệ Thông tin và Đa phương tiện Burundi Léocadie Ndacayisaba và ông Hur Sung Wook, Chủ tịch Cục Xúc tiến Công nghiệp CNTT quốc gia Hàn Quốc (NIPA).
  • Chính thức ra mắt Nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
    Nền tảng hướng tới nâng cao chất lượng và điều phối hiệu quả các hoạt động diễn tập trên toàn quốc thông qua nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
  • Chuyển đổi số thành công không thể thiếu “niềm tin số”
    Muốn triển khai hiệu quả chiến lược số hóa quốc gia cần triển khai theo hướng tiếp cận từ trên xuống dưới và phải phù hợp với thực tế, đảm bảo có tầm nhìn rộng trong tương lai.
  • Việt Nam - Hàn Quốc đồng hành trong kỷ nguyên AI
    Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm hy vọng, Việt Nam có thể học tập nhiều hơn từ Hàn Quốc về các bài học kinh nghiệm, cách làm hay để phát huy tối đa vai trò công nghệ số nói chung và trợ lý ảo nói riêng trong hoạt động của cơ quan nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo lập xã hội số nhân văn và thu hẹp khoảng cách số.
  • Robot Delta hữu dụng trong nhiều ngành
    Nhờ vào thiết kế độc đáo và khả năng hoạt động với tốc độ và độ chính xác cao, robot Delta là một giải pháp tối ưu trong nhiều ngành công nghiệp hiện đại.
  • Cà Mau ứng dụng các phần mềm chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp
    Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã không ngừng triển khai các giải pháp chuyển đổi số thông qua việc sử dụng các phần mềm, xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành phục vụ quản lý, điều hành. Trong tương lai không xa, các phần mềm này sẽ hoàn thiện và bắt kịp xu hướng công nghệ để hỗ trợ người nông dân nhiều hơn trong việc tăng gia sản xuất.
  • Bảo vệ các hệ thống mạng trọng yếu là cấp thiết
    Song song với tiến trình chuyển đổi số, các chiến dịch tấn công mạng, gián điệp và khủng bố mạng nhằm vào hệ thống công nghệ thông tin (IT) và công nghệ vận hành (OT) trọng yếu ngày càng gia tăng, việc đảm bảo an ninh mạng trở thành ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.
  • ‏OPPO Find X8 Series sẽ chính thức lên kệ ngày 7/12‏
    Ngày 21/11, OPPO chính thức ra mắt Find X8 Series‏‏ tại Việt Nam và sẽ lên kệ ngày 7/12 tới. Đây là lần đầu tiên người dùng Việt Nam được trải nghiệm dòng flagship cao cấp nhất của OPPO cùng lúc với toàn cầu. ‏
  • Chuyển đổi số từ thực tiễn Báo Hải Dương
    Báo Hải Dương có nhiều thuận lợi khi thực hiện chuyển đổi số. Đó là Ban Biên tập có quyết tâm cao. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, nhân viên của báo nhanh nhạy với cái mới, ham học hỏi...
Trên đỉnh Mẫu Sơn và câu chuyện về 6 cán bộ giữ sóng phát thanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO