Trong nội dung Chỉ thị số 16/CT-TTg Thủ tướng Chính phủ mới ban hành, Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan báo chí có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ, tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác thông tin, tuyên truyền theo tinh thần "truyền thông chủ động, đi trước" để toàn xã hội đồng thuận, tham gia thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Chuyển đổi số (CĐS) trong ngành Y tế là xu hướng không thể đảo chiều để ngày càng thu hẹp khoảng cách giữa: người bệnh, nhân viên y tế và cơ sở khám chữa bệnh.
Giữa cơn bão dư luận về những sai phạm trong ngành y tế thì sự kiện Hội thảo và Triển lãm công nghệ Y tế 4.0 (MEDTECH 4.0) như một sự gợi ý về giải pháp để quản lý ngành này chặt chẽ, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro.
Hồ sơ sức khỏe (HSSK) điện tử là một trong các hệ thống thông tin cốt lõi của ngành y tế. Việc triển khai HSSK điện tử nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.
Ngày 17/5/2022, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Viễn thông và Xã hội thông tin (XHTT) (WISIS) thế giới 2022 kết hợp công bố nền tảng đạt tiêu chí nền tảng số phục vục người dân 2022.
Đó là khẳng định của ông Dương Anh Hoàng - Giám đốc MKT công ty TNHH YouMed Việt Nam tại hội thảo “Chuyển đổi số y tế - thách thức và cơ hội” diễn ra ngày 24/03/2022 ở Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
Trước làn sóng chuyển đổi số (CĐS) mạnh mẽ, ngành Y tế cũng đang chuyển mình bằng việc ứng dụng những giải pháp CNTT mang lại những đột phá trong công tác khám/chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe (CSSK) nhân dân. FPT IS - công ty tiên phong công cuộc CĐS vẫn đã và đang nỗ lực góp phần đồng hành CĐS cùng ngành y tế với những giải pháp y tế số thông minh.
Vũ trụ ảo metaverse có thể đã quen thuộc với thế giới công nghệ, song vẫn còn khá mới với lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (CSSK). Thế nhưng, trên thế giới, các công ty khởi nghiệp về công nghệ sức khỏe đã tham gia vào metaverse, tạo ra những thay đổi lớn cho ngành y tế.
Việc xây dựng kho dữ liệu y tế cần phải có lộ trình cụ thể và sự định hướng rõ ràng từ các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN), ngành Y tế, đặc biệt, nhà nước cần sớm ban hành khung hành lang pháp lý cụ thể bằng luật, điều khoản luật để dẫn dẵn, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trên.
Tại “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" (Quyết định số 749/QĐ-TTg năm 2020), Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện cụ thể nội dung: Phát triển các nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa cho mọi người dân, giúp giảm tải các cơ sở y tế, hạn chế tiếp xúc đông người, giảm nguy cơ lây nhiễm chéo.
Việc phát triển các dịch vụ khám, chữa bệnh thông minh, sử dụng bệnh án điện tử, ứng dụng các công nghệ số trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (big data)… đang là một hướng đi đúng đắn trong xu hướng y tế số hiện nay.
Một nghiên cứu mới đã làm dấy lên những lo ngại về việc các cuộc tấn công mạng có thể làm ảnh hưởng đến lĩnh vực hình ảnh y tế, dẫn đến việc chẩn đoán sai.