Theo kế hoạch, từ tháng 12/2024 Trung tâm Phục vụ hành chính công TP. Hà Nội và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam sẽ phối hợp để cung ứng dịch vụ bưu chính công ích trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố.
Việc tích hợp sổ sức khỏe điện tử lên VNeID giúp giảm thiểu giấy tờ mà người dân phải mang theo khi đi khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, đồng thời cho phép người dân theo dõi và quản lý thông tin sức khỏe của mình suốt đời.
Theo ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), các dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam hiện tại vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt “điều kiện cần và đủ” để triển khai hiệu quả.
Việc đảm bảo hiệu quả kết nối thông tin chỉ đạo, điều hành của Chính phủ trên môi trường mạng với Cổng Thông tin điện tử các bộ, ngành, địa phương có ý nghĩa quan trọng sớm hình thành, phát triển nền Chính phủ điện tử, Chính phủ số hiệu quả, ổn định, bền vững.
Đây là những hoạt động thể hiện cam kết của Hồng Kông trong việc chuyển đổi số các dịch vụ công. Việc triển khai thẻ căn cước điện tử e-HKIC và giấy phép lái xe điện tử e-DL không chỉ giúp cải thiện sự thuận tiện mà còn giúp người dân truy cập các tài liệu quan trọng một cách an toàn và kỹ thuật số.
Để cải thiện các dịch vụ hành chính công, chuyên gia của Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) đề xuất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xây dựng chiến lược tập trung tối ưu hóa thủ tục trên điện thoại, đơn giản hóa quy trình và phát triển kênh giao tiếp với người dân.
Các chuyên gia đều nhấn mạnh việc áp dụng thành công hệ thống ID số phụ thuộc vào tính minh bạch, quyền kiểm soát dữ liệu của người dùng và sự hợp tác với khu vực tư nhân để đảm bảo sự đổi mới phù hợp với các tiêu chuẩn của chính phủ.
UBND tỉnh Quảng Bình đặt mục tiêu năm 2025 sẽ hoàn thiện chính quyền số qua dịch vụ công trực tuyến tiện lợi, đơn giản hóa thủ tục hành chính, số hóa hồ sơ và xác thực người dùng qua VNeID. Tỉnh cũng sẽ tăng cường quản trị số, ứng dụng AI và trợ lý ảo nhằm nâng cao hiệu quả quản lý.
Các chuyên gia cho rằng xây dựng chính phủ số không phải chỉ dành cho các giám đốc công nghệ thông tin (CIO). Thậm chí, cần phải loại bỏ thuật ngữ “kỹ thuật số” (digital) trong cụm từ “chính phủ số” để thoát khỏi “bẫy tư duy” về việc đặt toàn bộ gánh nặng lên các nhà lãnh đạo số.
Số hóa dữ liệu hộ tịch mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người dân và cán bộ quản lý Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và vận hành Chính phủ điện tử.
Dịch vụ công AI (DVC AI) được phát triển từ nhu cầu thực tế của người dân nhằm hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính trực tuyến một cách đơn giản hơn.
Ứng dụng trợ lý ảo để hỗ trợ người dân thực hiện các dịch vụ công trực tuyến là một xu hướng đã được nhiều quốc gia trên thế giới tiến hành. Tại Việt Nam, một số địa phương cũng đã và đang tiến đến dùng chatbot, tuy nhiên, hiệu quả vẫn chưa cao.
Nền tảng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi sẽ được nâng cấp, triển khai mở rộng trong giai đoạn 2025 - 2026 với phương châm “Lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, là trung tâm để chính quyền phục vụ”.
Phân tích về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, chuyển đổi số là quá trình xác lập một phương thức sản xuất mới tiên tiến, hiện đại - “phương thức sản xuất số", trong đó đặc trưng của lực lượng sản xuất là sự kết hợp hài hòa giữa con người và trí tuệ nhân tạo.
Nền tảng Công dân số Cao Bằng là một hệ sinh thái công nghệ số toàn diện, giúp công dân tương tác với chính quyền, thực hiện các dịch vụ công trực tuyến, và tham gia vào các hoạt động xã hội một cách hiệu quả.
Trong công cuộc chuyển đổi số, việc ứng dụng chữ ký số, đặc biệt, là chữ ký số cá nhân đang dần trở thành một yếu tố bắt buộc, không thể tách rời trong các hoạt động của một xã hội phát triển.