Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cam kết thúc đẩy nền kinh tế công nghệ trong nước khi ông gặp gỡ các công ty hàng đầu của Hoa Kỳ tại New York, bao gồm Meta, và tập đoàn này đã cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam.
Chuyến thăm cấp Nhà nước đến Trung Quốc của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của báo chí Trung Quốc những ngày qua với những đánh giá tích cực về quan hệ hai nước cũng như kỳ vọng về kết quả tốt đẹp của chuyến thăm.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã lựa chọn đi thăm Trung Quốc đầu tiên sau khi nhậm chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thể hiện rõ nét tầm quan trọng và sự đặc biệt của quan hệ hai nước Việt Nam-Trung Quốc, hai bên sẽ tiếp tục khẳng định và nhất quán thực hiện những nhận thức chung, thành quả đạt được trong các chuyến thăm cấp cao gần đây.
Ngày 5/8, tại Đà Nẵng, đã diễn ra Lễ khai trương trưng bày Không gian văn hóa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm giới thiệu các tác phẩm là sách, bài viết trên Tạp chí Cộng sản của cố Tổng Bí thư cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân tham quan, nghiên cứu.
Ngày 3/8, truyền thông các nước đã đưa tin đậm nét về việc đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII.
Chủ trì họp báo sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đồng chí Tô Lâm khẳng định tận tâm, tận lực, tận hiến vì sự nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam vinh quang, vì nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Nhân dân Việt Nam có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm, chuyển đổi số (CĐS) đang khiến mỗi chúng ta định hình lại và thấy được giá trị công việc của chính mình, trong hoạt động xuất bản có rất nhiều chuỗi giá trị, những khâu cần CĐS.
Nhiều hãng tin, hãng thông tấn lớn trên thế giới có bài viết về lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, nhấn mạnh tình cảm thiêng liêng của người dân và bạn bè quốc tế, cùng với những đánh giá về dấu ấn nổi bật của Tổng Bí thư trong 3 nhiệm kỳ lãnh đạo Việt Nam.
Chiều 26/7, đồng chí Tô Lâm, Chủ tịch nước, Trưởng Ban Lễ tang đọc Lời điếu tại Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Những ngày này, trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng trong và ngoài nước đều tràn ngập những bài viết, phỏng vấn, vần thơ, hình ảnh sống động về cuộc đời thanh bạch, giản dị và sự nghiệp ấn tượng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được tổ chức theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/7/2024.
Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Công an đã thống nhất triển khai Sổ tang điện tử trên ứng dụng VNeID được kích hoạt tài khoản mức độ 2 để đồng bào, đồng chí chia buồn với gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Theo đó, thông qua tính năng này, người dân có thể gửi lời chia buồn, tri ân, chia sẻ ký ức về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trong những ngày qua, truyền thông thế giới đã thông tin về việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, đồng thời nhắc lại những dấu mốc chính trong sự nghiệp, dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của Việt Nam.
Trên cương vị người đứng đầu Đảng ta, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã 5 lần về thăm, làm việc với Bắc Ninh. Đối với vùng quê Kinh Bắc, Tổng Bí thư luôn dành một tình cảm đặc biệt. Trong nhiều bài phát biểu, nói chuyện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn nhận mình là người Bắc Ninh. Những ý tứ "Bắc Ninh quê tôi", "Quan họ quê tôi"... cũng được Tổng Bí thư nhắc đến nhiều lần trong bài kết luận sâu sắc tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021.
Đồng chí Nguyễn Phú Trọng bắt đầu sự nghiệp bằng nghề báo. Ông trải qua các vị trí công tác ở Tạp chí Học tập, nay là Tạp chí Cộng sản từ cán bộ tư liệu, biên tập viên, Trưởng ban, Phó Tổng Biên tập đến Tổng Biên tập. Là một nhà báo, ông còn tham gia giảng dạy, đào tạo đội ngũ người làm báo Việt Nam tại Học viện Báo chí-Tuyên truyền.
Nhà báo Nguyễn Phú Trọng đã kinh qua nhiều công việc của nghề báo, nắm rất chắc tư duy và phương pháp làm báo và biết được sự trăn trở, suy tư của người làm báo để có được một tác phẩm báo chí tốt và kịp thời phục vụ công chúng.