Bộ Giao thông ra thông báo về vận chuyển hành khách từ 0 giờ ngày 23/4: Tiếp tục hạn chế, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19

Minh Ngọc| 23/04/2020 08:30
Theo dõi ICTVietnam trên

Triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch Covid-19 ngày 22 tháng 4 năm 2020, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành công văn hỏa tốc.

Bộ Giao thông yêu cầu các cơ quan đơn vị (Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Hàng không Việt Nam; Cục Đường sắt Việt Nam; Cục Hàng hải Việt Nam; Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai) khẩn trương thực hiện một số nội dung về vận chuyển hành khách.

Thời gian áp dụng: từ 00 giờ 00 phút ngày 23 tháng 4 năm 2020 cho đến khi có thông báo mới.

Bộ Giao thông ra thông báo về vận chuyển hành khách từ 0 giờ ngày 23/4 - Ảnh 1.

Tất cả hành khách sẽ được kiểm tra thân nhiệt cẩn thận trước khi lên xe

Theo đó, Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục hạn chế vận chuyển hành khách, áp dụng các biện pháp bảo đảm phòng chống dịch bệnh theo Công văn số 3863/BGTVT-CYT ngày 22/4/2020 của Bộ GTVT.

Hoạt động vận chuyển hành khách thuộc 2 nhóm địa phương: nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp.

Đối với vận tải hành khách liên tỉnh, trường hợp thay đổi về tần suất hoặc hạn chế điểm đến theo ý kiến của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các Cục: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam sẽ yêu cầu các đơn vị vận tải hành khách điều chỉnh cho phù hợp.

Bộ GTVT giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục: Hàng không Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam theo dõi, kịp thời hướng dẫn những vấn đề phát sinh trong phạm vi quản lý.

Bộ Giao thông ra thông báo về vận chuyển hành khách từ 0 giờ ngày 23/4 - Ảnh 2.

Xe hợp đồng, xe du lịch: chỉ hoạt động tối đa đến 30%

Trong lĩnh vực đường bộ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể việc vận chuyển hành khách nội tỉnh thuộc phạm vi quản lý.

Đối với vận tải hành khách liên tỉnh

Xe tuyến cố định: chỉ hoạt động tối đa đến 30% theo biểu đồ đối với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ và tối đa đến 50% theo biểu đồ đối với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ thấp (tối thiểu không nhỏ hơn 1 chuyến/tuyến); Xe hợp đồng, xe du lịch: chỉ hoạt động tối đa đến 30% theo tổng số xe của đơn vị kinh doanh vận tải với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ và tối đa đến 50% theo tổng số xe của đơn vị kinh doanh vận tải với các tỉnh thuộc nhóm có nguy cơ thấp (tối thiểu không nhỏ hơn 1 xe/đơn vị kinh doanh vận tải).

Đối với đường sắt, tuyến Hà Nội đi TP HCM chỉ được khai thác tối đa 3 đôi tàu khách/ngày (3 chuyến Hà Nội đi TP HCM và 3 chuyến ngược lại).

Với các tuyến đường sắt còn lại: duy trì mỗi tuyến 1 đôi tàu khách/ngày (1 chuyến đi và 1 chuyến ngược lại).

Bộ Giao thông ra thông báo về vận chuyển hành khách từ 0 giờ ngày 23/4 - Ảnh 3.

Bến xe Giáp Bát những ngày cách ly

Trong lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định về vận tải hành khách nội địa. Vận tải hành khách liên tỉnh tối đa 1 chuyến/tuyến/ngày.

Đối với lĩnh vực hàng không, Bộ GTVT yêu cầu đường bay Hà Nội - TP HCM và ngược lại có tổng tần suất 20 chuyến khứ hồi/ngày; các đường bay Hà Nội/TP HCM - Đà Nẵng và ngược lại tổng tần suất 6 chuyến khứ  hồi/ngày/đường bay.

Với các đường bay đi các địa phương khác, đường bay Hà Nội/TP HCM đi các địa phương khác, mỗi hãng được khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày/đường bay; đường bay TP HCM - Côn Đảo và ngược lại 1 chuyến khứ hồi/ngày.

Các đường bay giữa các địa phương khác có điểm đi/đến không phải Hà Nội/TP HCM, mỗi hãng được phép khai thác 1 chuyến khứ hồi/ngày.


Yêu cầu hướng dẫn các điều kiện y tế phòng chống dịch Covid-19 trên các phương tiện giao thông

1. Trang bị dung dịch rửa tay (có ít nhất 60% nồng độ cồn), dung dịch khử khuẩn, thùng rác có nắp đậy trên mọi phương tiện vận tải.

2. Sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên phương tiện (không quá 50% số ghế và cách 01 ghế) hoặc đảm bảo cách nhau 1m.

3. Yêu cầu tất cả người điều khiển phương tiện, người phục vụ và hành khách đi trên phương tiện phải đeo khẩu trang đúng cách trong suốt chuyến đi.

4. Yêu cầu hành khách trước khi lên phương tiện:

- Khai báo y tế điện tử (hoặc khai báo y tế giấy);

- Kiểm tra thân nhiệt;

- Sát khuẩn tay.

5. Hạn chế nói chuyện, ăn uống trong chuyến đi. Không khạc nhổ bừa bãi.

6. Khuyến khích thông gió tự nhiên trên phương tiện (mở cửa kính đối với taxi, xe khách...)

7. Thực hiện khử khuẩn các bề mặt phương tiện trước và ngay sau khi kết thúc chuyến đi, trong quá trình di chuyển cần khử khuẩn thường xuyên tùy tình hình thực tế.

8. Trong quá trình di chuyển nếu hành khách có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần thông báo với tiếp viên hoặc nhân viên phục vụ trên phương tiện, gọi điện cho đường dây nóng của Sở Y tế hoặc Bộ Y tế (số điện thoại 1900 3228 hoặc 1900 9095) và đến cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị kịp thời.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Ericsson muốn chọn Việt Nam là nơi phát triển các sản phẩm, công nghệ mới
    Chiều 25/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp ông Borje Ekholm, Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson (Thụy Điển) đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
  • Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý Nhà nước về thương mại điện tử
    Bộ TT&TT được giao phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định pháp luật nhằm tăng cường chế tài xử lý, đình chỉ, ngăn chặn, thu hồi giấy phép hoạt động đối với các hành vi vi phạm pháp luật liên quan lĩnh vực thương mại điện tử.
  • Báo chí trước ngưỡng tự chủ tài chính: Nhìn từ năng lực marketing và truyền thông
    Báo chí Việt Nam đang tiến đến một ngưỡng quan trọng, khi Bộ Thông tin và Truyền thông đặt mục tiêu 100% cơ quan báo chí tự chủ tài chính vào năm 2025 [1]. Điều này đòi hỏi các cơ quan báo chí phải tự tạo ra nguồn thu nhập từ hoạt động của mình, mà không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. Nói một cách dễ hình dung hơn, báo chí phải tự vận hành như một doanh nghiệp thực thụ.
  • Tăng hiệu quả quản lý vận hành bất động sản với ứng dụng PropTech
    Trong xu thế phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực bất động sản đã mở ra một thị trường mới trong lĩnh vực này, thị trường công nghệ BĐS (PropTech), góp phần mang lại lợi ích cho các bên tham gia đầu tư bất động sản.
  • Đưa công nghệ vào thực hiện quy trình khám, chữa bệnh cho người dân
    Những năm gần đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản trị bệnh viện, bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe người dân có bước phát triển quan trọng. Ðiều này đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh; khám, chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh.
Đừng bỏ lỡ
Bộ Giao thông ra thông báo về vận chuyển hành khách từ 0 giờ ngày 23/4: Tiếp tục hạn chế, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO