4 cách áp dụng trí thông minh cảm xúc để vượt qua khủng hoảng mùa dịch

Louis| 10/04/2020 12:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Dù khi đi làm hay ở nhà chống dịch, trí thông minh cảm xúc luôn có những tác động tích cực giúp dân công sở vượt qua khó khăn.

Covid-19 diễn biến phức tạp đã tác động mạnh mẽ đến đời sống của người dân toàn cầu. Rất nhiều biến chuyển mạnh mẽ như một xu hướng tất yếu đã xảy ra trong thời gian vừa qua. Yêu cầu cách ly xã hội khiến nhiều người hoảng loạn để rồi tập làm quen với nếp sống mới, một phong cách chậm rãi và từ tốn hơn.

Còn đối với dân văn phòng, hình thức làm việc cũng đã có những sự chuyển dịch rõ rệt. Đa phần các doanh nghiệp cho nhân viên làm việc ở nhà, họp hành trực tuyến. Bên cạnh đó, phần lớn công ty không thể "gắng gượng" qua được thời đoạn khó khăn nên đành phải tiến hành các chính sách cắt giảm tiền lương cũng như số lượng nhân sự. Hàng loạt dân công sở lâm vào trình trạng mất việc làm và thất nghiệp.

4 cách áp dụng trí thông minh cảm xúc để vượt qua khủng hoảng mùa dịch, dân công sở không thể bỏ qua - Ảnh 1.

Những tác động tiêu cực này đã phần nào khiến chúng ta căng thẳng càng thêm căng thẳng, mệt mỏi và kiệt sức. Tuy nhiên, khó khăn là tình hình chung và ai cũng phải học cách đối mặt với vấn đề để có thể vượt qua. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ mà dân công sở có thể học để có thể kiểm soát tốt hơn cảm xúc của bản thân, điều chỉnh suy nghĩ theo chiều hướng tích cực để đối mặt với thử thách ở thời điểm hiện tại:

1. Chia sẻ cảm xúc

Đa phần chúng ta sẽ cảm thấy tồi tệ trong thời điểm này, tuy nhiên, việc giữ những xúc cảm tiêu cực trong lòng chẳng những không giúp chúng được giải thoát mà còn khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.

Vì lẽ đó, đừng ngần ngại chia sẻ cảm giác của bản thân bởi lẽ việc này giúp những cảm xúc tiêu cực dễ dàng vơi đi hơn. Đồng thời, khi chia sẻ với những người thân quen, chúng ta còn có cơ hội kết nối và khăng khít hơn với những cá nhân đang thật sự đồng cảm.

4 cách áp dụng trí thông minh cảm xúc để vượt qua khủng hoảng mùa dịch, dân công sở không thể bỏ qua - Ảnh 2.

2. Tập trung vào thứ có thể kiểm soát

Có vô vàn những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta nhưng chúng ta cũng có thể làm rất nhiều việc để giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên, hãy tập trung tối đa vào những thứ mà bản thân mình có thể kiểm soát một cách tốt nhất để mang lại lợi ích cho gia đình, bạn bè và người thân.

Hãy nói chuyện với những người thân yêu để xem bản thân chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ họ. Những ý tưởng đơn giản như thay phiên nhau mua sắm làm giảm tối đa thời lượng cũng như số lượng tiếp xúc xã hội.

4 cách áp dụng trí thông minh cảm xúc để vượt qua khủng hoảng mùa dịch, dân công sở không thể bỏ qua - Ảnh 3.

3. Đón đọc những nguồn tin đáng tin cậy

Trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, việc "ngộ độc" thông tin là điều khó tránh khỏi. Hàng giờ, trên các phương tiện thông tin đại chúng và mạng xã hội, có hàng chục tin tức được cập nhật.

Vì lẽ đó, chúng ta cần chọn lọc nguồn thông tin chính thống, đáng tin cậy để theo dõi, tránh xa những tin giả, gây xôn xao và hoang mang dư luận. Chỉ bằng cách đó, chúng ta mới có thể duy trì được sự sáng suốt, tránh căng thẳng trong những ngày này.

4 cách áp dụng trí thông minh cảm xúc để vượt qua khủng hoảng mùa dịch, dân công sở không thể bỏ qua - Ảnh 4.

4. Làm bền chặt thêm các mối quan hệ

Cách ly xã hội khiến chúng ta có nhiều thời gian hơn bao giờ hết. Đừng lãng phí chúng vào những hành động vô bổ hoặc lo lắng chẳng đâu. Hãy tận dụng thời gian này để làm mới lại bản thân bằng cách bắt đầu những thói quen tích cực như đọc sách, tập luyện thể dục, học một kỹ năng mới.

Bên cạnh đó, đây cũng là lúc để chúng ta khơi lại những mối quan hệ mà trước đây bị rơi vào quên lãng do những nguyên nhân khác nhau. Hãy gọi cho những người họ hàng ở xa, đã từng rất nhiều thương yêu nhưng lâu rồi chẳng có cơ hội gặp mặt.

4 cách áp dụng trí thông minh cảm xúc để vượt qua khủng hoảng mùa dịch, dân công sở không thể bỏ qua - Ảnh 5.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
4 cách áp dụng trí thông minh cảm xúc để vượt qua khủng hoảng mùa dịch
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO