Năm 2018, nước Chủ tịch ASEAN là Singapore đã đưa ra chủ đề về một ASEAN “Tự cường và Sáng tạo”, nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao tính tự cường mọi mặt của khu vực, cả trong các nội dung chính trị - an ninh lẫn hợp tác kinh tế - thương mại nhằm củng cố tình đoàn kết và vai trò trung tâm của ASEAN. Chủ đề này đã và đang thúc đẩy các nhiệm vụ trọng tâm là bao trùm và sáng tạo do Philippine khởi xướng từ năm 2017. Với các mục tiêu kinh tế chủ yếu là kết nối sâu hơn trong khu vực, ASEAN đang tạo ra các hoạt động kinh tế liền mạch và các cơ hội để tăng trưởng, đặc biệt là trong thương mại điện tử và nền kinh tế số. Những kết quả mà AEC đã đạt được trong 3 quý đầu năm 2018 trên một số hoạt động chính, bao gồm:
Về tăng cường thuận lợi thương mại: Cơ chế một cửa ASEAN (ASW) nhắm tới việc kết nối và tích hợp các Cơ chế một cửa quốc gia (NSW) của các nước thành viên ASEAN để gải quyết việc trao đổi điện tử các hồ sơ thương mại và liên quan tới hải quan mà các thương gia có thể sử dụng để làm thủ tục thông quan, cấp phép và các hồ sơ thương mại khác với các nước ASEAN.
Ngày 01/01/2018 đã đặt dấu mốc quan trọng với việc 5 quốc gia thành viên của ASEAN là Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam đã chính thức đưa ASW vào hoat động mà trong đó thuế quan ưu đãi có thể được cấp dựa trên dữ liệu điện tử (e-ATIGA Form D) được trao đổi và nhận qua cổng ASW. Các hoạt động khác trên cổng ASW cũng đang được tăng cường.
Những cố gắng để mở rộng vùng phủ của ASW bao gồm: kết nối tới tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN và bổ sung các dữ liệu hải quan và những tư liệu liên quan tới thương mại đang được tiến hành. Ngoài ra, các nỗ lực đang được đẩy mạnh để đảm bảo kịp thời triển khai Kế hoạch Tự chứng nhận của ASEAN.
Ảnh minh hoa (Nguồn http://asw.asean.org)
Về dịch vụ: Nghị định thư về thực thi các gói cam kết số 10 trong Hiệp định Khung về dịch vụ của ASEAN (AFAS) đã được hoàn tất và cũng là mục tiêu để các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN ký kết vào cuối năm nay. Tương tự, đã có những tiến bộ đáng kể trong quá trình đàm phán cho một Hiệp định thương mại về Dịch vụ của ASEAN (ATISA), mà nó có thể đẩy nhanh tiến trình hội nhập các dịch vụ của ASEAN lên một nấc thang mới. Một mối quan tâm lớn mà nước Chủ tịch ASEAN năm nay đề cập đó là nhận thức rõ tầm quan trọng của những cơ hội mà thời đại kỹ thuật số mang lại, và sự cần thiết của thương mại điện tử xuyên biên giới trong khu vực. Những nỗ lực đang được tăng cường trong đam phán để tiến tới một Hiệp định về Thương mại điện tử của ASEAN, một mục tiêu ưu tiên trong năm nay và cũng là kết quả chính của Chương trình công tác của ASEAN về Thương mại điện tử giai đoạn 2017-2025.
Về đầu tư cho du lịch:Tuyên bố chung ASEAN về Du lịch được các Bộ trưởng Du lịch ASEAN thông qua tại Diễn đàn Du lịch ASEAN 2018 vào ngày 25/01/2018. Đây là bước phát triển quan trọng trong những nỗ lực của ASEAN nhằm biến khu vực này thành một điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch, bao gồm cả nâng cấp hạ tầng, tăng cường trang thiết bị và điều kiện phục vụ tại chỗ cũng như đạo tạo nhân lực.
Về hợp tác năng lượng: Thương vụ mua bán điện đa phương đầu tiên của khu vực đã diễn ra vào ngày 24/01/2018 với 450 MWh được mua bán giữa các nước ký kết Hiệp định mua bán năng lượng và năng lượng gió, bao gồm Lào, Malaysia và Thái Lan, Hiệp định này được ký vào ngày 27/9/2017. Nhằm tăng cường và mở rộng khung hợp tác đa phương cho mạng lưới năng lượng ASEAN, các dự án mới đang được tiến hành bao gồm nghiên cứu khả thi về các cơ chế đối với thương mại đa phương, khởi đầu thực hiện nghiên cứu về các qui định của khu vực đối với kế hoach phát và truyền tải và vận hành các hệ thống, đồng thời cập nhật kế hoạch tổng thể đối với hạ tầng liên kết truyền dẫn.
Về các quan hệ kinh tế đối ngoại: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông, Trung Quốc (HKC) và Hiệp định đầu tư ASEAN - HKC đã được các bên ký kết và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. ASEAN tiếp tục đặt ưu tiên cao nhất vào các cuộc đàm phán đối với Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), từ khi Hội nghị cấp cao RCEP đầu tiên được tổ chức vào ngày 13/11/2017. Đến nay, đã có 22 vòng đàm phán được tổ chức. Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 32 vào tháng 4 năm 2018, các nhà lãnh đạo đã giao cho các nhà đàm phán là phải nỗ lực hết sức để giải quyết các vấn đề nổi trội nhằm nhanh chóng kết thúc đàm phán.
Ngoài ra, ASEAN cũng đang làm việc với Liên minh châu Âu (EU) để xây dựng một khung khổ thiết lập các thông số cho FTA ASEAN-EU trong tương lai, cũng giống như với Canada là hoàn tất Nghiên cứu khả thi cho một FTA tiềm năng ASEAN-Canada. Biên bản ghi nhớ giữa ASEAN và Ủy ban Kinh tế Á-Âu đang được xây dựng nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn giữa các thành viên của hai khối.