Ấn Độ có thể sẽ tham gia phong trào này. Theo Aditya Kalra tại Reuters, ban soạn thảo chính sách dịch vụ đám mây đã khuyến nghị Ấn Độ ủy quyền nội địa hoá dữ liệu trong nước, vì lý do an ninh điều tra và an ninh quốc gia. Đứng đầu ban soạn thảo chính sách là doanh nhân nổi tiếng Kris Gopalakrishnan, người sáng lập đế chế công nghệ Infosys.
Báo cáo phù hợp với các chính sách chính trị của Ấn Độ những tháng gần đây. Dự thảo chính sách truyền thông kỹ thuật số quốc gia của Chính phủ năm nay cho rằng chủ quyền dữ liệu là nhiệm vụ hàng đầu của đất nước. Báo cáo kêu gọi đến năm 2022 chính phủ cần "Thiết lập chế độ bảo vệ dữ liệu toàn diện cho truyền thông kỹ thuật số để bảo vệ sự riêng tư, tự chủ và lựa chọn cá nhân và thúc đẩy sự tham gia của Ấn Độ vào nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu."
Đó cũng chính là mục tiêu của nhiều quốc gia hiện nay. Ngoài mối quan tâm hàng đầu là vấn đề bảo mật, các chính phủ cũng nhận thấy kinh tế dữ liệu đóng vai trò rất quan trọng cho sự đổi mới và tăng trưởng trong tương lai. Cần thiết phải duy trì quyền kiểm soát dữ liệu cục bộ dưới bất kỳ phương tiện nào và đảm bảo rằng các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và các dịch vụ khác phải chi tiêu tại địa phương, ngay cả trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu.
Ấn Độ là một biểu hiện quan trọng và mỉa mai của mô hình này. Điều quan trọng là do quy mô nền kinh tế của nó: doanh thu từ đám mây công cộng trong nước dự kiến đạt 2,5 tỷ USD trong năm nay, theo ước tính của Gartner, tốc độ tăng trưởng hàng năm là 37,5%. Nhưng cũng thật mỉa mai vì phần lớn thành công ngành công nghiệp CNTT của Ấn Độ đến từ cung cấp dịch vụ CNTT qua biên giới.
Ấn Độ chắc chắn không xa lạ với nhu cầu nội địa hoá. Trong các lĩnh vực đa dạng như giáo dục và thương mại điện tử, quốc gia này duy trì chính sách sở hữu và đầu tư trong nước. Mặc dù đã cởi mở hơn từ những năm 1990, nhưng vấn tồn tại những bất cập lớn trong những quy định trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ điện toán đám mây.
Nếu dự thảo báo cáo và các đề xuất chính thức trở thành luật ở Ấn Độ, nó sẽ có tác động đáng kể đến các nhà cung cấp đám mây công cộng như Microsoft, Google, Amazon và Alibaba, tất cả đều có hoạt động điện toán đám mây ở nước này. Để tuân thủ các quy định, họ hầu như sẽ phải sử dụng các nguồn lực đáng kể để xây dựng các trung tâm dữ liệu bổ sung tại địa phương và thực thi các cơ chế quản trị dữ liệu để đảm bảo dữ liệu không được truyền ra nước ngoài ngẫu nhiên hay có chủ ý.
Trong trường hợp Ấn Độ, các doanh nghiệp phải tính đến yếu tố chi phí sẽ tăng cao. Với sự tăng trưởng phi thường của ngành công nghệ thông tin điện toán đám mây Ấn Độ, rất có khả năng các nhà cung cấp đám mây lớn đang có kế hoạch mở rộng lớn để nâng cao khả năng lưu trữ và tốc độ tải để đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Tùy thuộc mức độ phức tạp của các chinh sách, các doanh nghiệp sẽ mất chi phí để đối phó.
Các quy định này không chỉ khiến chi phí các tập đoàn này tăng lên mà còn có khả năng cả các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa vào bộ dữ liệu khách hàng để vận hành trí tuệ nhân tạo cũng phải chia sẻ một phần chi phí tăng thêm. Các tập dữ liệu Ấn Độ có thể được sử dụng để đào tạo một mô hình trí tuệ nhân tạo sử dụng trên toàn cầu không? Liệu kinh tế vẫn bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước và các quy định có đủ mạnh để xử lý sự đổi mới khởi nghiệp toàn cầu? Nó sẽ là một sự xấu hổ nếu pháp luật được thiết kế để khuyến khích sự tăng trưởng trong lĩnh vực CNTT lại hạn chế sự phát triển của nó.
Mục tiêu chính của chính phủ Ấn Độ là đảm bảo rằng dữ liệu của Ấn Độ phục vụ cho chính công dân nước mình. Xét về động cơ, đây là một mục tiêu đáng khen ngợi, nhưng việc soạn thảo các quy định này rất phức tạp. Cuối cùng, người tiêu dùng nên có quyền cất dữ liệu của họ bất cứ nơi nào họ muốn - với một nhà cung cấp địa phương hoặc một người nước ngoài. Tính di động của dữ liệu nên là yếu tố chủ chốt cho chủ quyền dữ liệu, vì chính người tiêu dùng là người húc đẩy sự đổi mới dựa trên nhu cầu của họ về các dịch vụ tốt nhất.