Giữa lúc toàn cầu hóa gia tăng nhanh chóng, các quốc gia ASEAN đang nhắm đến mục đích trở thành một bộ phận năng động và mạnh mẽ hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu và xác định các hoạt động kinh tế chính trị văn hóa xã hội cần phải vượt ra khỏi biên giới của Cộng đồng Kinh tế ASEAN. Hiện nay, với tốc độ tăng trưởng nhanh, khu vực này đang tạo ra cơ hội cho các nhà đầu tư tiếp cận không chỉ thị trường ASEAN, mà còn cả một số nền kinh tế lớn nhất thế giới. Đó là các đối tác thương mại hàng đầu của ASEAN như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, cũng như các đối tác đã ký Hiệp định thương mại từ do FTA là Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
ASEAN đã ký 5 FTA - với từng đối tác riêng biệt là: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand và Ấn Độ., Sau khi các FTA được ký kết và có hiệu lực, ASEAN tập trung vào việc làm thế nào để những Hiệp định đó được thực hiện một cách hiệu quả. ASEAN luôn cố gắng để đảm bảo rằng các đối tượng được hưởng lợi tối ưu hóa việc sử dụng FTA theo nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận nhằm đạt được những kết quả mong muốn.
Các FTA thúc đẩy tự do hóa và tạo thuận lợi cho thương mại và cùng với những điều khoản khác, chúng trở nên toàn diện hơn đồng thời bao gồm cả các qui định về đầu tư và di chuyển thể nhân một cách tự nhiên. Các quy định khác thì tập trung vào quy tắc xuất xứ, thủ tục hải quan, và giải quyết tranh chấp.
ASEAN và các đối tác đối thoại tiếp tục thảo luận về cách thức và đàm phán để làm cách nào mà các FTA có thể được tăng cường và tối ưu hóa một cách tốt nhất. Tháng 11 năm 2012, các nguyên thủ quốc gia của các nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand và Ấn Độ chính thức khởi động đàm phán về Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership - RCEP) tại Phnom Penh, Campuchia.
RCEP hiện đang trong quá trình đàm phán và được cho là sẽ có sự thiết lập kinh doanh khu vực lớn nhất vì nó sẽ tạo ra một thị trường tích hợp trải rộng khắp 16 quốc gia với một thị trường hơn 3 tỷ người và tổng GDP của khu vực khoảng 20 nghìn tỷ đô-la Mỹ. Các nhà lãnh đạo ASEAN kỳ vọng rằng RCEP giữ được đà tăng trưởng của khu vực bởi nó tiếp tục mở cửa thị trường và làm cho các nền kinh tế ngày càng cạnh tranh mạnh hơn.
Với những ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhằm đạt mục tiêu phát triển kinh tế của khu vực, ASEAN đang tạo ra những khả năng đầy triển vọng dành cho các nhà đầu tư cả từ bên trong lẫn bên ngoài khu vực, đó là:
- Các công ty bán lẻ như siêu thị chẳng hạn có thể cung cấp cho thị trường hang loạt các sản phẩm đa dạng và thậm chí có thể xem xét việc tạo ra các cù lao ASEAN.
- Các nhà xuất khẩu trong ASEAN như các nhà sản xuất đồ nội thất và đồ trang sức có thể đa dạng hóa thị trường của mình và quản lý rủi ro kinh doanh.
- Các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong các ngành công nghiệp hỗ trợ có thể dễ dàng hoà nhập vào chuỗi cung ứng khu vực và kinh tế toàn cầu
- Các công ty đa quốc gia lớn đang kinh doanh tại ASEAN có nhiều lựa chọn rộng lớn hơn trong việc lựa chọn các trung tâm khu vực và văn phòng tiếp thị.