Đối thoại Chính sách cấp cao ASEAN về lao động nữ nhập cư trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN bế mạc với sự tham gia của các quan chức cấp cao từ lĩnh vực lao động, bình đẳng giới, thương mại và đối ngoại của các nước thành viên ASEAN. Ông Jane Duke, Đại sứ Úc tại ASEAN và ông Michael Freiherr von Ungern-Sternberg, Đại sứ Đức tại Indonesia cũng tham dự cuộc đối thoại này.
Dự kiến rằng AEC sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khu vực khoảng 7,1% và tạo ra gần 14 triệu việc làm mới. Khi nữ giới có thể tham gia như những người hưởng lợi bình đẳng của phát triển bền vững, xã hội và nền kinh tế sẽ mạnh hơn.Theo kết quả của Nghiên cứu về lao động nữ nhập cư trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các đại biểu trao đổi quan điểm về tình hình lao động nữ nhập cư trong khu vực, cơ hội việc làm và thách thức mà AEC có thể mang lại cho họ. Các đại biểu thừa nhận rằng mặc dù AEC mang lại lợi ích và cơ hội cho lao động nữ nhập cư, song họ vẫn cần phải nâng cao trình độ nghề nghiệp trong các lĩnh vực tăng trưởng cao. Ngoài ra, các vấn đề về phát triển kỹ năng của lao động nữ nhập cư, điều kiện làm việc tốt và cơ hội việc làm đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, xây dựng, nông nghiệp và hộ gia đình cũng được thảo luận
Phát biểu tại cuộc đối thoại chính sách, ông Vongthep Arthakaivalvatee, Phó Tổng Thư ký của Cộng đồng Văn hoá-Xã hội ASEAN, nhấn mạnh rằng: “ASEAN cần có một cái nhìn bao quát về giới khi chúng ta theo đuổi hội nhập kinh tế chặt chẽ hơn để đảm bảo rằng không ai bị bỏ lại phía sau việc hưởng lợi ích và cơ hội mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN mang lại”. Ông cũng lưu ý thêm ASEAN đã thông qua khuôn khổ chính sách và các cam kết để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, bao gồm cả các lao động nữ nhập cư. "Tôi không thể nhấn mạnh hết các vấn đề liên quan đến lao động nữ nhập cư. Không một ngành nào có thể giải quyết được sự phức tạp của họ một mình và sự phối hợp từ tất cả các lĩnh vực liên quan và các bên liên quan là cần thiết ", ông cho biết thêm.
“Thông qua nghiên cứu này, Chính phủ Indonesia muốn mời các đối tác tại các quốc gia thành viên ASEAN phối hợp cùng nhau để bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động nhập cư, đặc biệt là nữ giới thuộc các nhóm dễ bị tổn thương. Tôi tin rằng đó là một hợp tác giữa Chính phủ các nước cũng như các bên liên quan để mang lại sự phát triển và bảo vệ tốt nhất cho lao động nhập cư nữ”, ông R. Soes Hindharno, Cục trưởng Cục bố trí và bảo vệ lao động tại nước ngoài, Bộ Lao động Indonesia phát biểu.
"Các nhà hoạch định chính sách, các công ty và cá nhân có trách nhiệm đảm bảo rằng những người lao động nữ được trao quyền với những cơ hội và những điều kiện thị trường lao động phù hợp. Bằng cách thúc đẩy bình đẳng và trao quyền cho nữ giới, ASEAN có thể thúc đẩy tăng trưởng tổng thể. Đó không chỉ là điều đúng đắn cần làm, đó là nền kinh tế thông minh”, bà Miwa Kato, Giám đốc tổ chức phụ nữ Liên Hợp Quốc khu vực Châu Á và Thái Bình Dương ccho biết.“Báo cáo nghiên cứu đã được đưa ra trong cuộc đối thoại chính sách. Adrienne Woltersdorf, Giám đốc Văn phòng FES ( Friedrich-Ebert-Stiftung) về hợp tác khu vực Châu Á (FES) cho biết: “Nghiên cứu ủng hộ và cho thấy những lợi ích của các chính sách nhập cư tiến bộ với góc nhìn về giới ở cấp quốc gia và cấp khu vực”. “Các chính sách nhập cưtổng thể đóng góp vào tăng trưởng kinh tế, cho phép nữ giới được bộc lộ đầy đủ tiềm năng của họ như là các tác nhân phát triển và tạo điều kiện cho người lao động nữ an toàn hơn và do đó năng suất hơn”.
Theo số liệu hiện tại, có 9,9 triệu lao động nhập cư làm việc tại ASEAN, và 2/3 trong số đó có quốc tịch ASEAN. Lao động nữ nhập cư chiếm gần một nửa số lao động nhập cư trong khu vực ASEAN và họ là lực lượng lao động quan trọng trong khu vực. Mặc dù những đóng góp của họ vào nền kinh tế của các quốc gia của họ và các quốc gia đến nhập cư, người lao động nữ nhập cư vẫn tiếp cận hạn chế với bảo trợ xã hội, phát triển kỹ năng, và các cơ hội làm việc hấp dẫn.
Cuộc đối thoại về Nghiên cứu và Chính sách là sáng kiến của Ủy ban ASEAN thực hiện Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy quyền của Người lao động nhập cư (ACMW) do Bộ Lao động Indonesia tổ chức. Dự án được hỗ trợ bởi Ban Thư ký ASEAN, tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc, FES, và Bộ Ngoại giao và Thương mại Úc.
Đối thoại chính sách cũng có sự tham dự của đại diện các Liên đoàn lao độngASEAN, Hội đồng Công đoàn ASEAN, Hội đồng Công đoàn dịch vụ ASEAN, Tổ công tác về Lao động nhập cư ASEAN và Tổ chức Giám sát Nhân quyền Philippine.