Bà mẹ Hà Nội lên thời gian biểu "thiết quân luật", các con vừa chăm học lại hăm hở làm việc nhà, chẳng buồn xem điện thoại

Thanh Hương| 21/04/2020 12:13
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhờ việc lập thời gian biểu chặt chẽ mà chị Dịu có thể giúp các con tránh xa trò chơi điện tử trong những ngày nghỉ ở nhà vì dịch.

Trong thời gian trẻ được nghỉ học để tránh dịch, nhiều phụ huynh lo sốt vó bởi sợ con ở nhà nhiều sẽ cảm thấy buồn chán và sa đà vào các trò chơi điện tử. Không ít bố mẹ lên mạng "cầu cứu" bởi không biết phải trông nom con ra sao và bất lực khi con cả ngày chỉ ngủ và xem điện thoại.

  • Bé gái 4 tuổi khéo tay như thợ chuyên nghiệp, nặn đất thôi mà hình nào hình nấy y như thật, chân dung của bé càng khiến các mẹ xuýt xoa

Có 2 con đang nghỉ học nhưng vợ chồng chị Dịu - anh Vỹ (quận Long Biên, Hà Nội) may mắn không rơi vào tình trạng này. Đó là bởi ngay từ đầu, anh chị đã lên thời gian biểu chặt chẽ cho các con. 

Cô con gái lớn của anh chị tên Huyền, năm nay học lớp 7. Còn cậu út tên Thành, năm nay học lớp 2. Khi các con được thông báo nghỉ học, chị Dịu lập tức lên thời khóa biểu, vạch rõ các khung giờ sinh hoạt hàng ngày. Theo đó cả 2 bé hiện đều phải học online hàng ngày từ thứ hai đến thứ 6. Cô chị học khung giờ chiều từ 3-5h, còn cậu em học khung giờ sáng từ 8-9h30.

Chính vì vậy, chị Dịu yêu cầu bé Thành dạy từ 7 giờ để đánh răng, rửa mặt và ăn sáng, xong xuôi sẽ ngồi vào bàn học. Chị cả Huyền vì học chiều nên được mẹ "đặc cách" cho ngủ thêm 30 phút đến 7h30. Trong thời gian em trai học, cô bé được bố mẹ cho sinh hoạt, vui chơi cá nhân như tập thể dục ở khoảng sân nhỏ trước nhà, đọc sách, chơi đùa cùng chú chó cưng hoặc xem tivi 30 phút. 

Bà mẹ Hà Nội lên thời gian biểu

Gia đình nhỏ của chị Dịu - anh Vỹ.

Còn cậu út Thành, sau khi học xong sẽ được thư giãn 1 tiếng, sau đó đến 10h30, cả 2 chị em cùng xuống bếp phụ giúp bố mẹ cơm nước. Chị Dịu chia sẻ: "Từ khi các con còn nhỏ, mình đã rèn cho các con vào bếp nên giờ cả 2 đứa đều biết nấu thành thạo. Nhất là cô lớn giờ tự nấu được cả mâm cơm. Những khi bố mẹ bận thì cô lớn sẽ nấu cơm cho em ăn. Ăn xong 2 chị em thay phiên nhau rửa bát, bố mẹ không phải động tay động chân".

Chị Dịu cũng cho biết, sau khi ăn xong, hai chị em sẽ có 30 phút nghỉ ngơi, sau đó đi ngủ trưa. Huyền buổi chiều phải học nên sẽ dạy sớm hơn em trai. Trong thời gian chị học, cậu em cũng được sinh hoạt, vui chơi cá nhân. Sau đó đến buổi chiều muộn, hai chị em lại xuống bếp phụ mẹ nấu nướng.

"Sau khi ăn xong, mình cho các con thời gian để nghỉ ngơi, chơi đùa và tắm rửa. Đúng 9 giờ tối là cả hai sẽ vào bàn học để ôn lại bài vở một ngày. Đến tầm 10h30 thì cả hai được nghỉ. Mẹ sẽ cho ăn bữa nhẹ như hoa quả, phô mai, sữa,... Xong xuôi thì cả hai đánh răng, rửa mặt, ôm mẹ 1 cái rồi đi ngủ", chị Dịu chia sẻ.

Các con và cháu chị Dịu cùng tập thể dục hàng ngày.

"Đến thứ 7, chủ nhật không phải học online thì 2 chị em được bố mẹ cho vui chơi nhiều hơn. Nhưng vui chơi là các hoạt động như đọc sách truyện, chơi với cún... chứ không phải xem tivi, nghịch điện thoại. Chị vẫn cho các chơi đồ công nghệ nhưng chỉ chơi một lúc thôi. Chị luôn nói với các con tác hại của việc xem điện thoại, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, thị giác ra sao nên 2 đứa ý thức lắm. Cô lớn mắt bị cận, sợ tăng số nên lại càng ý thức".

Các ngày trong tuần, vì phải học trực tuyến nên vợ chồng chị Dịu miễn cho các con không phải làm việc nhà. Nhưng đến cuối tuần thì cả hai sẽ phải dọn dẹp nhà cửa, quét cổng và tự mang quần áo cho vào máy giặt. Cô cả còn tự tắm rồi vệ sinh chuồng cho cún cưng. 

Cậu út Thành tự quét dọn cổng nhà.

Tiết lộ bí quyết khiến các con thực hiện nghiêm túc thời gian biểu, chị Dịu cho biết: "Chị chủ trương "thiết quân luật" ngay từ đầu và áp dụng quy luật bù trừ. Nếu các con cố tình xem tivi nhiều thì sẽ tăng thời gian học nhiều hơn gấp đôi. Hoặc không chị sẽ cắt hẳn khung giờ được xem tivi".

Rèn cho con thói quen sống chăm chỉ, tự lập từ nhỏ

  • Bé gái Hà Nội mới học cấp 1 đã biết đi chợ nấu cơm, nấu được cả những món đến người lớn cũng lắc đầu chịu thua

Chị Dịu chia sẻ, một trong những nguyên do khiến 2 bé Huyền - Thành thực hiện nghiêm túc thời khóa biểu là bởi cả hai được rèn cho thói quen sống chăm chỉ, tự lập từ nhỏ."Mình không có thói quen làm giúp con mọi việc. "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ" - mình vẫn luôn tâm niệm câu đấy. Thế nên hai bé nhà mình có khả năng tự làm việc gì thì mình rèn cho làm việc đó".

"2 đứa còn nhỏ nhưng mình không bao giờ cho ngủ đến trưa mới dậy đâu. Ngày thường thì 2 đứa tự giác đặt báo thức để dậy sớm để đi học, tự mặc đồ, tự ăn sáng. Vợ chồng mình chẳng bao giờ phải gọi cả, nhiều khi các con còn chạy sang gọi bố mẹ. Nhà mình có cửa hàng tạp hóa nên 2 đứa tự lấy bánh hoặc mỳ tôm để ăn sáng. Ăn xong thì gọi bố chở đến trường. Nhiều hôm thằng bé còn nấu mỳ tôm cho cả bố mẹ ăn sáng. 

Vợ chồng em trai mình ở ngay sát vách, sáng nào Thành cũng chạy sang nhà cậu mợ để gọi các em dậy đi học. Cô lớn cũng tự lập và chăm em lắm, nấu nướng, cho em ăn, kèm em học thay mẹ".

Chị Dịu cho biết, để các con tự lập thì đôi khi chị phải giả vờ lười biếng một chút. "Nhiều lúc cả mình và chồng đều giả vờ đau đầu, cảm cúm để xem các con có tự xoay sở nấu nướng, tự dọn dẹp nhà cửa được không. Lúc đầu, hai đứa cũng bỡ ngỡ lắm, sau thì quen dần và tháo vát hơn. Nếu mình mà chăm quá, cái gì cũng tranh làm với con thì con sẽ ỷ lại".

Về việc học tập của các con, chị Dịu không tạo sức ép về mặt điểm số mà luôn khuyến khích, nói cho con biết những lợi ích của việc học tập để con có động lực tự thân. Nhờ vậy mà các con của chị đều rất chăm học, đặc biệt là cậu út Thành.

Bà mẹ Hà Nội lên thời gian biểu

Các con của chị Dịu đều rất chăm học.

"Có hôm Thành học chưa hết bài. Thằng bé cứ ngồi mải miết làm đến tận 12 giờ đêm. Mẹ giục đi ngủ mãi mới chịu vào giường. Nhưng trước khi đi ngủ vẫn nhắc mẹ: "Mai mẹ gọi con dậy từ 4 giờ sáng để con làm nốt bài nhé". Mình nghĩ chắc gì con đã dậy được giờ đấy mà gọi nhưng cứ ừ. Ai ngờ hôm sau chưa cần mình gọi, cậu nhóc đã tự đặt báo thức dậy rồi. Hôm đấy, mình được một phen ngạc nhiên", chị Dịu hào hứng kể lại.

Dù trong thời gian ở nhà, các con đều vui vẻ và sinh hoạt điều độ nhưng chị Dịu vẫn mong nhanh hết dịch để cả hai được đến trường: "Tuổi của 2 đứa bây giờ là tuổi chạy nhảy, vận động, tuổi khám khá thế giới xung quanh. Dù mình có sắp xếp thời khóa biểu khéo thế nào thì các con lâu dần cũng sẽ thấy chán".

Bà mẹ Hà Nội lên thời gian biểu


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Bà mẹ Hà Nội lên thời gian biểu "thiết quân luật", các con vừa chăm học lại hăm hở làm việc nhà, chẳng buồn xem điện thoại
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO