Bài 3: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (App, Xuyên biên giới)

T.H| 15/12/2020 16:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 23/4/2020, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP đã được công khai trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông để lấy ý kiến.

Những chính sách mới

 Dự thảo Nghị định có những chính sách mới liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin trên mạng, đặc biệt trong các lĩnh vực cụ thể như trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội, trò chơi điện tử trên mạng... Đây là những chính sách được xây dựng trên cơ sở thực tế rà soát, kiểm tra hoạt động thông tin điện tử trên mạng và trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế của một số nước, với mục tiêu vừa giải quyết được những bất cập trong công tác quản lý, vừa đảm bảo hài hòa với lợi ích,  nhu cầu của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thị trường dịch vụ.        

Bài 3:

Bổ sung quy định quản lý đối với nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới và các kho ứng dụng

Các quy định về quản lý hoạt động cung cấp thông tin xuyên biên giới đã được quy định tại Thông tư 38/2016/TT-BTTT sẽ được nâng lên cấp Nghị định tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013-CP-NĐ và Nghị định 27/2018/NĐ-CP, đồng thời lần đầu tiên, hoạt động cung cấp nội dung tại các kho ứng dụng được quy định quản lý.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới

Các quy định quản lý đối với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới tại dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP hướng đến các yêu cầu:

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thông tin xuyên biên giới phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam.

Các trang web cung cấp dịch vụ nội dung có từ 01 triệu lượt tương tác hoặc từ 10.000 thành viên thường xuyên hàng tháng trở lên phải thực hiện các nghĩa vụ: Thông báo/xác nhận thông báo hoạt động với Bộ Thông tin và Truyền thông; Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông để xử lý thông tin vi phạm theo quy trình.

Các cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam có quyền thực thi các biện pháp cần thiết với các nền tảng xuyên biên giới trong các trường hợp: Cung cấp thông tin vi phạm pháp luật VN; Không hợp tác để ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm.

Quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ thể quản lý các kho ứng dụng

Hiện nay, các kho ứng dụng Apple App Store, Google Play Store đang được đánh giá là hình thức tiếp thị và phân phối các ứng dụng trên mạng hiệu quả nhất. Năm 2018, ở Việt Nam có 2.739 tỷ lượt tải trên điện thoại qua các kho ứng dụng tại Việt Nam (chủ yếu trên AppStore và Google Play Store), doanh thu tải các ứng dụng ước khoảng 161 triệu USD, chủ yếu là game, các ứng dụng giải trí, trò chuyện (chat OTT) và mạng xã hội.

Tuy nhiên, Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP chưa có quy định cụ thể nhằm điều chỉnh hoạt động của các kho ứng dụng, dẫn đến tình trạng hiện các kho ứng dụng đang cung cấp, kinh doanh nhiều sản phẩm vi phạm pháp luật Việt Nam, như game cờ bạc đổi thưởng, game bạo lực, dung tục, game có nội dung nhạy cảm về chính trị, về chủ quyền biển đảo, xuyên tạc lịch sử…

Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 72/2013/NĐ-CP và Nghị định 27/2018/NĐ-CP  bổ sung các quy định rõ ràng, minh bạch nhằm tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này. Cụ thể, dự thảo Nghị định

bổ sung quy định khái niệm về kho ứng dụng; quy định về trách nhiệm và nghĩa vụ của kho ứng dụng, ví dụ:

Các kho ứng dụng không được phân phối, hỗ trợ thanh toán cho các sản phẩm, dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam, hoặc các sản phẩm, dịch vụ nội dung không có giấy phép/Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật Viêt Nam;

Chủ thể quản lý các kho ứng dụng có trách nhiệm gỡ bỏ ứng dụng vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan quản lý có thẩm quyền; trường hợp Kho ứng dụng không tuân thủ quy định pháp luật sẽ bị yêu cầu dừng hoạt động;

Bổ sung trách nhiệm và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có sản phẩm, dịch vụ trên kho ứng dụng: Nếu tổ chức, cá nhân cung cấp sản phẩm, dịch vụ chuyên ngành thuộc các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có giấy phép/giấy chứng nhận chuyên ngành và tuân thủ quy định pháp luật chuyên ngành.

(còn tiếp)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bài 3: Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP (App, Xuyên biên giới)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO