Bộ trưởng TTTT ASEAN tuyên bố chung về ASEAN số hội nhập và đầy đủ thông tin

Lan Phương| 14/05/2018 16:08
Theo dõi ICTVietnam trên

Hội nghị Bộ trưởng Thông tin Truyền thông (TTTT) ASEAN (AMRI) lần thứ 14 vừa ra tuyên bố chung về Hội nghị.

Singapore là nước chủ nhà Hội nghị Bộ trưởng TTTT ASEAN lần thứ 14 (và Hội nghị lần thứ 5 các Bộ trưởng TTTT ASEAN và 3 nước đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) (AMRI 3) vào ngày 10/5/2018. Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị.

Lãnh đạo các Bộ TTTT các nước ASEAN tham dự Hội nghị

Với chủ đề “ASEAN số hội nhập và đầy đủ thông tin” (Inclusive and Informed Digital ASEAN), AMRI-14 hướng tới việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN mạnh mẽ và gắn kết hơn thông qua TTTT, xây dựng một ASEAN số hội nhập và đầy đủ thông tin, chống lại tin tức giả mạo và thúc đẩy hợp tác sâu sắc hơn nữa giữa ASEAN và các nước đối thoại (Dialogue Partners). Các Hội nghị này được diễn ra sau Cuộc họp của nhóm các chuyên viên ASEAN về TTTT lần thứ 16 (SOMRI) ngày 8/5/2018, cũng như các cuộc họp với các nước đối thoại vào ngày 9/5/2018.

Bộ trưởng Bộ TTTT Singapore S. Iswaran phát biểu

Bộ trưởng Bộ TTTT Singapore S. Iswaran đã bày tỏ vinh dự được tổ chức các cuộc họp AMRI lần thứ 14 và các cuộc họp liên quan. Bộ trưởng Iswaran đã chia sẻ hy vọng sự phát triển một ASEAN số là không giới hạn và nơi mà các bên có thể cùng cộng tác hỗ trợ các công dân chuẩn bị tốt hơn cho tương lai số. Một “ASEAN số hội nhập và đầy đủ thông tin”  nhằm củng cố chủ đề mang tính chủ đạo là xây dựng sự tự cường chung và thúc đẩy sáng tạo giữa các nước thành viên.

Trong khi đó, tham dự Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài chính Singapore Heng Swee Keat đã nhấn mạnh tầm quan trọng của ASEAN trong hợp tác để chuẩn bị cho các công dân của ASEAN về các cơ hội và thách thức mà các tiến bộ của công nghệ mang lại. Bộ trưởng Heng cũng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc trang bị cho các công dân ASEAN các kỹ năng để nhận thức giữa tin chính thống và tin tức giả mạo, để có những hành động trách nhiệm khi tương tác trực tuyến và thận trọng khi tiếp xúc với khối lượng lớn thông tin trực tuyến hiện nay. Bộ trưởng Heng cũng nhấn mạnh lại ASEAN cần phải tận dụng tốt các cơ hội mà làn sóng số mang lại để xóa mù công nghệ số cho các công dân.

Các Bộ trưởng TTTT ASEAN đã ra tuyên bố thống nhất các nội dung:

Xây dựng một cộng đồng ASEAN mạnh mẽ thông qua TTTT

Các Bộ trưởng TTTT đã đánh giá cao các sáng kiến khác nhau được ngành TTTT đưa ra nhân dịp kỷ niệm Vàng của ASEAN trong năm 2017 và cho biết các đề án này đã giúp nâng cao nhận thức của ASEAN, đóng góp vào việc củng cố nhận thức về cộng đồng chung trong ASEAN.

Kế hoạch hành động TTTT tổng thể số 2 của ASEAN cho giai đoạn 2018-2025

Các Bộ trưởng TTTT hoan nghênh nỗ lực mà lĩnh vực TTTT ASEAN đã đạt được trong việc triển khai Kế hoạch tổng thể truyền thông ASEAN (ASEAN Communication Master Plan - ACMP). ACMP đã hướng dẫn các sáng kiến truyền thông cho các nước thành viên ASEAN để nâng cao nhận thức về hoạt động của cả 3 trụ cột Cộng đồng ASEAN như: Trụ cột An ninh chính trị ASEAN (APSC), Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng văn hóa xã hội ASEAN (ASCC), theo đó, nhằm tăng cường sự hiểu biết ASEAN và quá trình xây dựng cộng đồng cùng với các bên trong khu vực ASEAN.

Các Bộ trưởng TTTT ASEAN cũng nhất trí với Kế hoạch tổng thể về truyền thông ASEAN giai đoạn 2018 - 2025 (ACMP-II) được trình lên Ủy ban Cộng đồng ASEAN để thông qua. Theo chủ đề bao quát “ASEAN: Một cộng đồng của các cơ hội cho tất cả” (ASEAN: A Community of Opportunities for All), ACMP-II sẽ hỗ trợ các nỗ lực của ASEAN trong việc triển khai 3 kế hoạch cộng đồng ASEAN để truyền thông nét đặc trưng của ASEAN là “con người có định hướng, con người làm trung tâm cộng đồng” (people-oriented and people-centred”).

Các cập nhật của 3 nhóm công tác SOMRI

Các Bộ trưởng đánh giá cao công tác của 3 nhóm công tác SOMRI, là nhóm công tác về phát thanh số ASEAN (WG-ADB), Nhóm công tác về nội dung và sản xuất (WG-CP) và Nhóm công tác về thông tin, truyền thông và đào tạo (WG-IMT). Ba nhóm công tác đã thúc đẩy nỗ lực phát thanh số cũng như đóng góp vào sáng tạo nội dung chất lượng, xây dựng khả năng của đội ngũ truyền thông và thúc đẩy sự nhận thức truyền thông trong ASEAN.

Những tiến triển trong tắt sóng analog

Các Bộ trưởng ghi nhận những nỗ lực tắt sóng analog của các nước thành viên ASEAN và nhận thấy các nước thành viên ASEN cần nỗ lực hướng tới thời hạn tắt sóng analog 2015 – 2020 đã được thống nhất tại hội nghị AMRI lần thứ 10 ở Lào năm 2009 và tại Hội nghị Bộ trưởng CNTT và Viễn thông ASEAN lần thứ 13 tại Singapore năm 2013. Các Bộ trưởng đã thông qua Hướng dẫn công nghệ về các tiêu chuẩn trạm thu gốc toàn ASEAN cho di động và các thiết bị cầm tay để chấp nhận truyền hình số trong khu vực.

Khuôn khổ đồng sản xuất trong lĩnh vực nghe - nhìn

Các Bộ trưởng thống nhất các dự án dài hạn trong lĩnh vực TTTT, có thể kể đến là Quiz (từ năm 2002), các tin tức truyền hình ASEAN: Tích hợp, Thông tin, Truyền cảm hứng và tiếng nói ASEAN ra ngoài các biên giới (trước đây gọi là Hành động ASEAN, kể từ năm 1994) đã cho phép các nước ASEAN tăng cường hiểu biết lẫn nhau và đóng góp lớn hơn vào việc xây dựng cộng đồng, hợp tác. Các Bộ trưởng cũng đã hoan nghênh và thông qua khuôn khổ đồng sản xuất trong lĩnh vực nghe - nhìn cho ASEAN để khuyến khích các nhà sản xuất nội dung trong khu vực cộng tác và cùng sáng tạo ra nội dung ASEAN độc đáo và hấp dẫn cho khu vực và bên ngoài khu vực.

Ủy ban Văn hóa và thông tin ASEAN (COCI)

Các Bộ trưởng đã hoan nghênh các sáng kiến của Ủy ban Văn hóa và thông tin ASEAN (COCI) để mở rộng các nền tảng và dự án của Ủy ban này để thu hút các bên trong lĩnh vực TTTT số như các blogger, nhà báo ảnh và các nhà sản xuất nội dung trực tuyến tham gia. Các sáng kiến này gồm có Dream ASEAN, các blogger ASEAN, Chương trình trao đổi ASEAN, Hội thảo truyền thông báo in ASEAN, và Hội thảo các nhà sản xuất nội dung trực tuyến ASEAN…

Điểm lưu ý là mục tiêu chính của AMRI là nâng cao nhận thức ASEAN của công chúng, các Bộ trưởng TTTT thống nhất tầm quan trọng của việc tiếp tục giám sát mức độ nhận thức ASEAN trên một nền tảng cơ bản.

Đẩy mạnh ASEAN hiểu biết số

Nhận thức cuộc cách mạng số đang diễn ra và tạo ra các thay đổi nhanh chóng trong lĩnh vực TTTT, các Bộ trưởng TTTT ASEAN nhất trí ASEAN cần chuẩn bị cho các công dân nắm bắt các cơ hội và quản trị bất cứ thách thức nào mà cách mạng số mang lại. Các Bộ trưởng TTTT ASEAN đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường hiểu biết số, trong đó bao gồm cả xóa mù TTTT trong ASEAN. Các Bộ trưởng đã thông qua các giá trị cốt lõi về hiểu biết số cho ASEAN để nâng cao các mức nhận thức và xây dựng khả năng của Cộng đồng ASEAN trong việc “sử dụng” và sản xuất nội dung trên tất cả các nền tảng một cách chủ động, an toàn và trách nhiệm.

Chống lại tin tức giả mạo

Nhận thấy vấn đề của tin tức giả mạo, đặc biệt trên các nền tảng truyền thông xã hội, đang là một thách thức ngày càng lớn trên toàn cầu, các Bộ trưởng TTTT ASEAN đã nhất trí ASEAN cần phải cộng tác và trao đổi các thực tiễn trong việc chống lại tin tức giả mạo và làm giảm thiểu các hiệu ứng có hại. Các Bộ trưởng đã thông qua Khuôn khổ và Tuyên bố chung để giảm thiểu hiệu ứng có hại của tin tức giả mạo (the Framework and Joint Declaration to Minimise the Harmful Effect of Fake News) sẽ mang lại một khuôn khổ tham chiếu chung cho các nước thành viên ASEAN để tăng cường hợp tác, chia sẻ các thông tin và đề xuất các giải pháp khả thi để giải quyết vấn nạn sự tràn lan của tin tức giả mạo và tác động tiêu cực, vì lợi ích của nhân dân ASEAN.

Hợp tác với các nước đối thoại

Các Bộ trưởng TTTT đã trao đổi các quan điểm về sự tiến triển trong hợp tác ASEAN với 3 nước đối thoại trong lĩnh vực TTTT. Các Bộ trưởng ASEAN 3 đã thông qua một kế hoạch công tác mới về tăng cường hợp tác ASEAN 3 thông qua lĩnh vực TTTT giai đoạn 2018 - 2023.

Các Bộ trưởng ASEAN đã đánh giá cao nỗ lực của Trung Quốc trong việc sử dụng phát thanh, các xuất bản phẩm để thúc đẩy các mối quan hệ ASEAN-Trung Quốc thân thiện và các mối quan hệ láng giềng hữu nghị, cũng như các sáng kiến của Trung Quốc trong việc hợp tác với ASEAN thông qua các chuyến thăm lẫn nhau và thúc đẩy trao đổi phim và các chương trình truyền hình thông qua Quỹ hợp tác ASEAN - Trung Quốc. Các Bộ trưởng đã thông qua Kế hoạch làm việc ASEAN - Trung Quốc để nâng cao hợp tác ASEAN - Trung Quốc thông qua lĩnh vực TTTT (2018-2020).

Các Bộ trưởng hoan nghênh các sáng kiến của Trung Quốc để đẩy mạnh hơn nữa hợp tác với truyền thông ASEAN thông qua các phỏng vấn chung, đào tạo đội ngũ truyền thông, chia sẻ các công nghệ truyền thông mới và trải nghiệm các ứng dụng.

Các Bộ trưởng hoan nghênh các sáng kiến của Nhật Bản về thông tin và phát thanh, đặc biệt về thế hệ các công nghệ phát thanh kế tiếp, các chương trình xây dựng khả năng và hiểu biết TTTT cho đội ngũ làm truyền thông. Các Bộ trưởng thông qua các bàn thảo của cuộc họp các quan chức cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 2 về thông tin và các dự án hợp tác 2018 - 2019. Các Bộ trưởng đánh giá sự hỗ trợ tài chính từ Nhật Bản và triển khai các dự án hợp tác thông qua Quỹ tích hợp Nhật Bản - ASEAN (Japan-ASEAN Integration Fund).

Các Bộ trưởng TTTT ASEAN cũng thống nhất các đề xuất của Hàn Quốc về các cách thức mà ASEAN và Hàn Quốc có thể hợp tác để tăng cường trao đổi thông tin và truyền thông hơn nữa thông qua các chương trình tin tức và phủ sóng chung.

Các Bộ trưởng TTTT ASEAN đã thống nhất nhóm họp AMRI lần thứ 15 và các cuộc họp liên quan với các nước đối thoại tại Thái Lan vào năm 2020.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Bộ trưởng TTTT ASEAN tuyên bố chung về ASEAN số hội nhập và đầy đủ thông tin
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO