Các Bộ trưởng Y tế APEC khởi động đầu tư trước hết cho bệnh nhân

27/08/2017 23:11
Theo dõi ICTVietnam trên

Các Bộ trưởng Y tế và các quan chức của các nền kinh tế thành viên APEC đang xây dựng năng lực về tài chính và tiếp cận y tế ở Châu Á Thái Bình Dương để đáp ứng sự thay đổi mạnh mẽ về yêu cầu và đảm bảo lực lượng lao động có năng suất cao.

Chủ đề cho hai ngày làm việc của Hội nghị các quan chức cấp cao ngành Y tế của APEC vừa được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, bàn về các cuộc tham vấn chính sách,và hỗ trợ đầu vào từ khu vực tư nhân đã được nhấn mạnh tới nhu cầu cấp bách đối với những hành động nhằm tăng cường sự đổi mới và độ bao phủ của ngành y tế.

"Đầu tư cho y tế là một khoản đầu tư để phát triển", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh. "Chia sẻ thành công và thất bại về chính sách và áp dụng các bài học kinh nghiệm là rất quan trọng để chuyển các nền kinh tế thành viên APEC hướng tới mục tiêu chung của chúng ta về một châu Á-Thái Bình Dương lành mạnh."

“Các nền kinh tế APEC có mức chi tiêu y tế tương tự đạt được những kết quả khác biệt đáng kể về sức khỏe từ các khoản đầu tư của họ ", giáo sư Nguyến Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Y tế Việt Nam và trưởng nhóm nghiên cứu cho biết. "Rõ ràng rằng, không có sự kết hợp duy nhất về các lựa chọn chính sách mà nó sẽ phù hợp cho mọi môi trường", bà lưu ý.

Các Bộ trưởng và các quan chức đang tiến hành các biện pháp hợp tác mới nhằm tạo điều kiện cho việc tiếp cận với chăm sóc sức khoẻ an toàn, hiệu quả với chi phí phải chăng cho tất cả mọi người trong các nền kinh tế APEC, phù hợp với Sáng kiến về Y tế ​​Châu Á - Thái Bình Dương 2020 của APEC đang được triển khai.

Các tổ chức này tập trung vào việc thúc đẩy việc tài trợ hệ thống y tế hiệu quả, bền vững, thương mại và đầu tư, và các cơ chế để đánh giá lợi tức đầu tư cho sức khoẻ - luôn chú tâm tới những thay đổi của bối cảnh trong nước cũng như chia sẻ những thách thức về sức khoẻ chung trong APEC.

"Sự hội nhập của các nền kinh tế APEC đã mở ra cuộc chiến chống lại các mối đe dọa không biên giới về sức khoẻ ", Rocio Casildo, Chủ tịch Nhóm làm việc Y tế APEC, giải thích. "Có nhiều cơ hội lớn để tăng cường kiểm soát đại dịch và bệnh mạn tính. Chúng tôi đang làm việc như một cộng đồng để đảm bảo sức khoẻ tốt vì không có nó, chúng tôi không thể tạo thuận lợi cho kinh doanh và thương mại ", Casildo, người cũng là Tổng giám đốc Hợp tác và Các vấn đề Quốc tế tại Bộ Y tế Peru, nói.

Giáo sư Maureen Goodenow, Chủ tịch Diễn đàn Sáng kiến ​​Khoa học Đời sống APEC, nói thêm: "APEC đang nỗ lực để hài hoà các quy định nhằm thúc đẩy sự lan tỏa của các sáng kiến ​​về sức khoẻ. Giáo sư Goodenow, Phó Giám đốc Nghiên cứu AIDS và Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu AIDS tại Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ nói: "Mục tiêu cuối cùng của chúng tôi là tăng tốc độ tiếp cận với sức khoẻ cộng đồng và kinh tế trong khu vực.

Giảm năng suất lao động do các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường và đột qụy dẫn đến tổn thất GDP từ 4-6% ở các nền kinh tế APEC. Việc nghỉ hưu sớm do di chứng từ những căn bệnh này và các bệnh ác tính khác làm gia tăng chi phí của khu vực từ 2-2,5% GDP.

Tiến sĩ Alan Bollard, Giám đốc điều hành của Ban Thư ký APEC cho biết: "Trên toàn bộ khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhu cầu về dịch vụ y tế ngày càng gia tăng khi có nhiều người bước vào tầng lớp trung lưu và số người già của chúng ta tăng lên”.

Tiến sĩ Bollard kết luận: "Với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng, tiềm năng hợp tác chính sách trong APEC, và các nhà thực hành nội khoa cùng các nhóm bệnh nhân cung cấp cho chúng ta các hướng nghiên cứu về khả năng sinh tồn, đem lại giá trị lớn hơn cho cuộc sống của người dân”.

Các biện pháp được đề xuất trong Hội nghị Cấp cao APEC về Y tế và Kinh tế sẽ được trình lên Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo khu vực để thông qua tại Đà Nẵng vào tháng 11 năm nay. Các Bộ trưởng Tài chính APEC sẽ gặp nhau vào tháng 10 tại Hội An để bàn bạc các giải pháp chính sách bổ sung.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Các Bộ trưởng Y tế APEC khởi động đầu tư trước hết cho bệnh nhân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO