Các doanh nghiệp thiếu quan tâm trong việc bảo mật hệ thống máy tính lớn

Ngọc Phượng, Phạm Thu Trang, Lâm Thị Nguyệt| 17/04/2019 18:24
Theo dõi ICTVietnam trên

85% các công ty được khảo sát nói rằng bảo mật hệ thống máy tính lớn (Mainframe) là ưu tiên hàng đầu, nhưng chỉ có 33% luôn luôn đưa ra các quyết định đồng ý về việc bảo mật hệ thống máy tính lớn.

Kết quả hình ảnh cho Mainframe securityTheo nghiên cứu của Forrester, chỉ có 225 các chuyên gia IT đưa ra quyết định bảo mật hệ thống máy tính lớn tại các công ty Bắc Mỹ với doanh thu hàng năm từ 500 triệu USD trở lên.

Đối mặt với rủi ro kinh doanh

Nhiều tổ chức đang tích cực làm việc để bảo mật cơ sở hạ tầng đám mây, nhưng họ có thực hiện đúng các bước đảm bảo an ninh cho hệ thống máy tính lớn hay không?

Các công ty biết rằng bảo mật hệ thống máy tính lớn là ưu tiên hàng đầu, nhưng họ không thực hiện những điều cần thiết để đảm bảo sự ưu tiên đó.

Mặc dù 95% số người được hỏi nói rằng họ lo ngại về việc dữ liệu của khách hàng bị đánh cắp trên hệ thống máy tính lớn, 67% thừa nhận rằng đôi khi hoặc hiếm khi họ thực hiện bảo mật hệ thống máy tính lớn. Sự tự mãn này đặt các hệ thống CNTT quan trọng của doanh nghiệp vào mức rủi ro cao.

Để giải quyết vấn đề, các doanh nghiệp cần quét các hệ điều hành hệ thống máy tính lớn và các lỗ hổng zero-day, để tìm ra vectơ tấn công phạm vi dữ liệu.

Tuy nhiên, động thái quét lỗ hổng được các chuyên gia công nghệ thông tin xếp hạng cuối cùng trong danh sách bảo mật. Vậy yếu tố nào là quan trọng nhất để quản lý bảo mật hệ thống máy tính lớn?

Những quan niệm sai lầm về cách bảo mật hệ thống máy tính lớn

Những chuyên gia IT trả lời phỏng vấn nói rằng các ưu tiên bảo mật hệ thống máy tính lớn hàng đầu là phòng chống vi phạm dữ liệu, quản lý rủi ro, giảm hoặc tối ưu hóa chi phí IT và tính sẵn sàng của ứng dụng.

Có một sự hiểu lầm cơ bản giữa các chuyên gia IT và chuyên gia bảo mật về những điều cần thiết để bảo mật hệ thống máy tính lớn. Theo các chuyên gia bảo mật, quét các lỗ hổng hệ điều hành là một trong những cách hiệu quả nhất để ngăn chặn vi phạm.

Tuy nhiên, các chuyên gia IT cho biết rằng họ cần sự trợ giúp về mặt bảo mật. Các chuyên gia IT có thể dàng tìm thấy các công cụ bảo mật hệ thống máy tính lớn nhưng họ phải mất rất nhiều thời gian để tìm được nhân sự phù hợp.

Phần lớn các doanh nghiệp đang sử dụng công nghệ bảo mật hệ thống máy tính lớn của bên thứ ba (96%) hoặc các tài nguyên bên ngoài để bảo mật (95%). Và, gần ¾ hy vọng sẽ giảm nguy cơ vi phạm dữ liệu do sử dụng các công cụ bảo mật hệ thống máy tính lớn.

Bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công từ lỗ hổng zero-day

  • 86% các chuyên gia IT và bảo mật nói rằng bảo vệ hệ thống khỏi các cuộc tấn công lỗ hổng zero-day là thách thức lớn nhất của họ.
  • Ngoài ra, 66% các chuyên gia đang cố gắng nhanh chóng xác định các lỗ hổng, trong khi 63% đấu tranh với mục đích đảm bảo tính toàn vẹn của phần mềm.

Các chuyên gia hy vọng rằng việc sử dụng các công cụ bảo mật hệ thống máy tính lớn tự động sẽ giúp doanh nghiệp giảm nguy cơ vi phạm (73%) và giảm các lỗ hổng (63%).

Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy rằng các nhiệm vụ như quét ứng dụng, kiểm tra thâm nhập và thu thập tài nguyên là các ưu tiên quan trọng của các doanh nghiệp, trong khi quét các lỗ hổng  của hệ điều hành là ưu tiên thấp nhất.

Một trong những điều quan trọng nhất doanh nghiệp cần làm là thiết lập một quy trình để quét các lỗ hổng zero-day.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ KH&CN ban hành Thông tư đầu tiên sau sau hợp nhất
    Ngày 31/3/2025, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã ban hành Thông tư số 01/2025/TT-BKHCN về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 08/2021/TT-BTTTT ngày 14/10/2021 quy định Danh mục thiết bị vô tuyến điện được miễn giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, điều kiện kỹ thuật và khai thác kèm theo.
  • Bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính là ưu tiên hàng đầu
    Mới đây, Bộ KH&CN vừa phát hành văn bản số 509/KHCN-BC gửi các doanh nghiệp bưu chính về việc tăng cường công tác bảo đảm an toàn dữ liệu người sử dụng dịch vụ bưu chính.
  • Tăng cường huy động nguồn lực KOLs trong hoạt động thông tin đối ngoại
    Năm 2024, Cục Thông tin đối ngoại (TTĐN) đã thành công việc đưa TTĐN lên không gian mới - không gian mạng - với nhiều kết quả đáng ghi nhận. Trong đó, có việc thí điểm thành công trong huy động những người có ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội (MXH) cùng chung tay trong thực hiện nhiệm vụ cơ bản thứ hai của TTĐN đó là quảng bá hình ảnh quốc gia.
  • Tác giả Nhật Bản với những ý tưởng lôi cuốn trẻ đọc sách
    Với máy ảnh bằng bìa giấy, các món đồ chơi hết sức đơn giản bằng kẹp quần áo và giấy màu…, tác giả Yuichi Kimura với mái đầu bạc phơ đã khiến cho khoảng 20 em nhỏ ở nhiều lứa tuổi quên hẳn đi những thiết bị điện tử, game hay những trò giải trí cuốn hút khác từ công nghệ.
  • Microsoft và 15 cột mốc định hình tầm nhìn về AI
    Gã khổng lồ công nghệ Microsoft sắp bước qua cột mốc 50 năm thành lập với nhiều thách thức trong thời đại trí tuệ nhân tạo (AI). Hãy cùng khám phá cách Microsoft sẽ phát triển nền tảng, công cụ và cơ sở hạ tầng AI cho tương lai.
Đừng bỏ lỡ
Các doanh nghiệp thiếu quan tâm trong việc bảo mật hệ thống máy tính lớn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO