Theo kế hoạch tổng thể về công nghệ thông tin và truyền thông được các Bộ trưởng thông tin thông qua tại TELMIN 2015, các nước ASEAN đặt nhiệm vụ nằm trong tốp năm khu vực hàng đầu trên toàn cầu về ứng dụng công nghệ số. Đến năm 2025, lĩnh vực sản xuất sẽ chỉ chấp nhận các công nghệ tiên tiến đang phát triển nhanh chóng và công dân của ASEAN sẽ ngày càng sử dụng các phương tiện kỹ thuật số tiên tiến trong cuộc sống cá nhân cũng như tại nơi làm việc.
Internet kết hợp với công nghệ tiên tiến đại diện cho yếu tố hiện đại thiết yếu nhất trong tiến bộ xã hội và vật chất cũng như là một cầu nối cho các nền kinh tế toàn cầu. Ngành này cũng rất quan trọng đối với việc cung cấp các dịch vụ cho sự tăng trưởng ở các lĩnh vực khác, bao gồm tài chính, kinh doanh, dịch vụ tiện ích và hậu cần.
Tốc độ băng rộng đang ngày càng trở nên yếu tố xem xét trước tiên đối với các khả năng triển khai thương mại điện tử và các công nghệ mới nổi như điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn… Thứ hai là hữu ích cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vì áp dụng công nghê số cho phép họ giảm chi phí bằng cách đăng ký sử dụng các giải pháp trực tuyến thay vì phải đầu tư vào các hệ thống phần cứng đắt tiền.
Theo dự báo trong báo cáo của công ty tư vấn A T Kearney, thì Singapore, Malaysia và Thái Lan sẽ nằm trong số 20 quốc gia đứng đầu trong bảng xếp hạng kỹ thuật số toàn cầu vào năm 2025, trong khi hầu hết các nước ASEAN phải nằm trong Top 40 trên toàn thế giới. Báo cáo cũng phân tích và cho rằng việc thực hiện một chương trình kỹ thuật số sâu rộng có thể gia tăng 1 nghìn tỷ USD vào GDP của khu vực trong 10 năm tới.
Các hệ thống nhận dạng cá nhân quốc gia đã được triển khai trong khu vực để cung cấp dịch vụ một cửa đối với các dịch vụ công ở Singapore và Malaysia. Philippines gần đây đã đưa ra luật để khởi động hệ thống nhận dạng cá nhân quốc gia của mình. Trong thập kỷ tiếp theo, hầu hết các dịch vụ công trong khu vực phải có sẵn trên mạng.
Ngành công nghiệp Gia công Quy trình Kinh doanh (BPO) của Philippin, đã tăng lên đáng kể mỗi năm trong thập kỷ qua, đó là minh chứng cho thấy các ngành kinh tế mới được hỗ trợ như thế nào khi phát triển ICT. BPO là một ngành công nghiệp non trẻ, nhưng đến năm 2015 đã thu nạp 800.000 người làm việc và theo The World Bank, nó sử dụng một lực lượng lao động tới một triệu người vào cuối năm 2016,
BPO đã trở thành nguồn lực lớn nhất của quốc gia về lao động trong khu vực tư nhân và là nguồn đóng góp lớn thứ hai về ngoại hối sau thanh toán. Ngân hàng Trung ương Philippin dự đoán rằng nếu tỷ lệ tăng trưởng hiện tại tiếp tục, ngành CNTT và BPO sẽ vượt qua các khoản kiều hối như là nguồn ngoại hối chính của nước này vào năm 2017.
Ngành công nghiệp BPO toàn cầu được dự báo sẽ đạt 250 tỷ USD vào năm 2020, và Philippin hy vọng sẽ tăng từ khoảng 12% vào năm 2014 lên tới 19% thị trường này trong vòng 5 năm tới. Điều này sẽ được hỗ trợ khi lưu chuyển ngành nghề từ các trung tâm đầu mối đến các doanh nghiệp dựa trên tri thức nhiều hơn như phát triển các hệ thống văn phòng, kế toán, hồ sơ y tế và công cụ CNTT khác hỗ trợ các văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp, bao gồm các dịch vụ truyền thông.
Phát triển hạ tầng ICT tại các nước ASEAN
Sự phát triển của công nghệ đóng vai trò then chốt đối với sự tăng trưởng trong tương lai của hầu hết các lĩnh vực kinh tế. Trong quá trình này, các dự án cơ sở hạ tầng khu vực là rất quan trọng. Dự án Nusantara Super Highway của Indonesia, còn được gọi là Palapa Ring, sẽ hình thành mạng cáp quang toàn quốc, nó sẽ là xương sống của sự phát triển ICT. Nó hỗ trợ thúc đẩy quốc gia này bước vào một thời đại kỹ thuật số tiên tiến và xếp hạng là một trong những dự án viễn thông tham vọng nhất của Châu Á.
Dự án này có chiểu dài tổng số 36.000 km kết hợp cáp biển và trên đất liền. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông Inđônêxia, dự án này nhằm vào 440 thành phố và sẽ nối các đảo chính của Sumatra, Java, Kalimantan (Borneo), Nusa Tenggara, Papua, Sulawesi và Maluku. Bộ hy vọng dự án sẽ được hoàn thành vào năm 2018.
Các sáng kiến xuyên biên giới có tầm quan trọng chiến lược. Thỏa thuận được ký tại Kuala Lumpur tháng 3 năm 2014, để xây dựng tuyến cáp quang SEA-ME-WE 5, được thiết kế để kết nối Đông Nam Á, Trung Đông và Tây Âu. Các tuyến cáp hiện tại không có đủ dung lượng để đáp ứng được lưu lượng internet dự kiến, bởi tốc độ phát triển số của khu vực đang tăng cao.
Tuyến cáp dài 20.000 km nối Singapore và Pháp đã đi vào hoạt động vào năm 2016 và được thiết kế để cung cấp tốc độ truyền lên đến 100Gbps. Nó sẽ được điều hành bởi một tập đoàn gồm 15 công ty có trụ sở tại các quốc gia dọc theo tuyến bao gồm Viễn thông Singapore, Telekom và Bưu chính Myanmar (MPT).
Tuyến cáp mới này sẽ giảm bớt căng thẳng cho các mạng viễn thông khác kết nối với châu Âu và hai khu vực, mà nhiều mạng trong số đó đang phải kết nối thông qua Hoa Kỳ như hiện nay. Theo Bill Chang, Tổng giám đốc Singapore Telecom, SEA-ME-WE 5 sẽ đáp ứng nhu cầu về đường truyền dữ liệu thế hệ mới mà sẽ tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Sự sẵn sàng đầu tư lớn vào công nghệ rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế số ở Singapore và Malaysia. Việc đưa ra một mạng lưới băng rộng tốc độ cao cấp quốc gia đã được ưu tiên ở Malaysia, với cam kết của chính phủ dành 3,7 tỷ USD để lắp đặt đường cáp tới 1,3 triệu căn nhà trong bốn năm qua.
Tại Malaysia, Tập đoàn Phát triển Đa phương tiện đang khuyến khích sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong Siêu Hành lang Đa phương tiện, thuộc Khu Kinh tế Đặc biệt kéo dài 15 km từ trung tâm Kuala Lumpur đến sân bay quốc tế của thành phố. Malaysia đã đầu tư 2,6 tỷ USD vào dự án băng rộng tốc độ cao để cung cấp kết nối tới 2,3 triệu gia đình, văn phòng và doanh nghiệp, theo Kế hoạch phát triển thứ 10 của Malaysia.
Singapore cũng đã đầu tư rất nhiều và bây giờ là một trong những xã hội kỹ thuật số tiên tiến nhất trên thế giới, cả trên bình diện khu vực và toàn cầu, khi nói đến truy cập internet nhanh với tốc độ trung bình 61Mbps.
ICT phục vụ cộng đồng
Các cơ hội tiềm năng được cung cấp bởi các dịch vụ băng rộng ngoài thương mại còn bao gồm giáo dục, vận tải và chăm sóc sức khoẻ. Theo Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông của Singapore, Tiến sĩ Yaacob Ibrahim: "Tất cả chúng ta đều nhận ra tiềm năng của ICT để tích cực chuyển đổi cách chúng ta làm việc, sống và chơi. Ví dụ, các bộ cảm biến có thể được đặt trong nhà, điều này cho phép các bệnh viện và phòng khám giám sát sức khoẻ và phúc lợi của bệnh nhân từ xa, thay đổi cách chúng ta đáp ứng những nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng ".
Lợi ích đối với các nước có cơ sở hạ tầng viễn thông trong nước tiên tiến như Singapore và Malaysia sẽ rất lớn nhưng ngay cả đối với các khu vực kém phát triển thì sự phát triển nhanh hơn sẽ tạo ra cơ hội lớn hơn để những nước đó gia nhập thế giới số.
Các Bộ trưởng Công nghệ thông tin truyền thông của 10 nước thành viên ASEAN đã đưa ra một kế hoạch tổng thể nhằm cải thiện các ứng dụng di động để sử dụng trong các lĩnh vực như cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, vận tải cũng như chính phủ điện tử. Mục đích khác nữa là cung cấp truy cập internet băng rộng cho mọi trường học trong cộng đồng ASEAN thông qua việc xây dựng các khung chính sách và một cổng thống kê quốc gia.
Indonesia đã thiết lập chiến lược mạng băng rộng quốc gia theo Kế hoạch tổng thể thúc đẩy và mở rộng phát triển kinh tế Indonesia năm 2011-2025 (MP3EI). Theo kế hoạch này, mục tiêu truy cập qua đường dây cho kết nối 20Mbps sẽ tăng từ 21% lên 75%.
Thái Lan hướng tới việc mở rộng các dịch vụ internet cơ bản tới 95% dân số vào năm 2020. Chiến lược cũng nhằm cung cấp các dịch vụ cáp quang 100Mbps cho các thành phố trọng điểm vào cùng thời hạn đó.
Công nghệ 4G mới nhất cung cấp tốc độ tải nhanh gấp 3 lần so với kết nối 3G, đây là loại kết nối tiên tiến nhất săn có trong khu vực hiện nay. Công ty viễn thông Ericsson, Thụy Điển ước tính rằng sử dụng công nghệ 4G sẽ mở rộng từ khoảng 15% đến 60% vào cuối năm 2019. Việt Nam hy vọng mạng lưới 3G và 4G sẽ chiếm 95% số hộ gia đình vào năm 2020. Indonesia cần phải bắt đầu tiến tới 4G, do lưu lượng dữ liệu di động dự kiến sẽ tăng gấp 10 lần vào năm 2019, theo Báo cáo về Di động của Ericsson.
Một số lượng lớn người dân đã có được truy cập vào internet trong những năm gần đây thông qua các thiết bị di động của họ. Mặc dù tốc độ gia tăng là rất khác nhau, nhưng ở tất cả các quốc gia thành viên ASEAN đều có xu hướng này rất rõ ràng.
Các nhà cung cấp điện thoại thông minh trong khu vực đã đạt tới con số hơn 100 triệu chiếc vào năm 2015, tăng 22% so với năm trước đó. Khoảng 30 triệu thiết bị cầm tay được phân phối có khả năng hoạt động trên các mạng 4G tiên tiến. Indonesia vẫn là thị trường lớn nhất, chiếm gần 29%, tiếp theo là Thái Lan và Philippines, với mức tăng trưởng lần lượt là 22% và 14%. Trong thời gian ngắn, Campuchia đã gặt hái được những thành công trong việc triển khai thành công các dịch vụ di động. Họ đã tránh được việc xây dựng lại cơ sở hạ tầng viễn thông cố định tốn kém bằng việc tung ra các dịch vụ di động.
Ông Ulrich Zachau, Giám đốc Ngân hàng Thế giới tại Myanmar nói rằng quá trình này đang được nhân rộng ở Myanmar, nơi các dịch vụ di động thương mại chỉ có sẵn từ năm 2014. Cải cách lĩnh vực này là một phần không thể tách rời trong việc đưa hàng triệu người thoát khỏi đói nghèo. Các khoản đầu tư mới và nhiều đã giúp đẩy nhanh quá trình này.
Sự thay đổi mang tính chuyển đổi trong lĩnh vực viễn thông của Myanmar đã trở thành mục tiêu của các nhà khai thác nước ngoài trong thị trường di động trong nước cùng với nhà khai thác quốc gia là MPT. Kể từ khi Oughtoo thuộc sở hữu của Qatar và Telenor của Na Uy, giấy phép thứ tư cũng được cấp vào năm 2016 cho Viettel của Việt Nam. Công ty dự kiến sẽ đầu tư 1,5 tỷ USD vào việc xây dựng mạng 3G với phạm vi phủ sóng của nó lên tới 95% dân số trong vòng ba năm.
Nhà khai thác di động Nhật Bản KDDI và nhà kinh doanh Sumitomo Corporation đã ký thỏa thuận với MPT vào tháng 7 năm 2014 để đầu tư 1,96 tỷ đô la Mỹ để cùng nhau điều hành kinh doanh điện thoại di động mới. Phó chủ tịch cao cấp của KDDI, Yuzo Ishikawa bình luận: "Chúng tôi đã bước vào nơi được gọi là thị trường đang phát triển nhanh chóng cuối cùng. Với chuyên môn về cơ sở hạ tầng viễn thông, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp rất lớn cho sự phát triển của nền kinh tế Myanmar. "
Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên nhận ra tiềm năng đầu tư vào sự phát triển của viễn thông di động của Myanmar và chiến lược của họ đã được minh chứng. Vào năm 2016, các doanh nghiệp kỹ thuật số của Telenor cho biết họ đã bảo đảm được hơn 16 triệu thuê bao, chiếm hơn 30% thị phần. Theo Petter Furberg, Phó Chủ tịch Cấp cao của Telenor, số người sử dụng dữ liệu cũng cao hơn nhiều so với dự kiến.
"Điều ngạc nhiên lớn nhất là 55% khách hàng của chúng tôi là người sử dụng dữ liệu trên cơ sở hàng tháng, phần lớn là trên điện thoại thông minh. Lưu lượng thoại tăng 93% từ tháng Giêng đến tháng Sáu, nhưng việc sử dụng dữ liệu đã tăng 196% cùng giai đoạn đó”. ông nói.
Trong khi đó, Bộ Giao thông Vận tải Myanmar đã ký hợp đồng thuê Intelsat cho các nhà khai thác mạng để mở rộng các dịch vụ viễn thông di động 2G và 3G bên ngoài các thành phố lớn, đẩy nhanh việc mở rộng kết nối tốc độ cao cho các doanh nghiệp và cộng đồng ở các vùng nông thôn và thành thị.
Ericsson dự đoán rằng đến năm 2020, thuê bao điện thoại thông minh trong khu vực sẽ tăng gấp ba lần lên gần 800 triệu thuê bao, trong khi các thuê bao 4G sẽ chiếm gần 25% thuê bao di động, phần còn lại hầu hết hoạt động với các chuẩn 3G tương thích internet.
ASEAN có cơ hội để đi đầu trong nền kinh tế kỹ thuật số toàn cầu đang phát triển nhanh với nhiều điều kiện cơ bản đã có sẵn. Những khối nền tảng này bao gồm các nền kinh tế phát triển và ổn định, dân số biết chữ chiếm tỷ lệ cao, điện thoại thông minh đang tăng nhanh chóng và ICT phát triển tốt.