Cán bộ nữ ngành TT&TT Việt Nam "toàn tâm toàn ý" phát triển bản thân

Lương Hằng| 11/08/2022 12:06
Theo dõi ICTVietnam trên

Với mục tiêu rõ ràng, chiến lược cụ thể và kim chỉ nam hành động đúng đắn, quyết liệt của Bộ TT&TT, phong trào bình đẳng giới của ngành TT&TT được duy trì, đảm bảo xuyên suốt và đã có những thành quả đáng ghi nhận.

Thực hiện Nghị quyết số 28/NQ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ về việc ban hành chiến lược quốc gia về bình đẳng giới 2021 - 2030, căn cứ Nghị quyết số 2208 KH-BTTTT của Bộ TT&TT, sáng nay 11/8/2022, Ban Vì sự tiến bộ của Phụ nữ Bộ TT&TT phối hợp với Công đoàn TT&TT Việt Nam tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.

Hội nghị nhằm để góp phần tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao trách nhiệm của chuyên môn và công đoàn các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (DN) trong Ngành về công tác bình đẳng giới. Hội nghị cũng là dịp để các đại biểu gặp mặt, giao lưu, chia sẻ về công tác bình đẳng giới giữa các cơ quan, đơn vị, DN trong Ngành; Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cán bộ công đoàn, đoàn viên, công nhân viên lao động (CNVCLĐ) về công tác bình đẳng giới góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ CNVCLĐ.

Bình đẳng giới - Thập kỷ ghi nhận và tôn vinh - Ảnh 1.

Ông Phạm Minh Tiến: Kế hoạch thực hiện chiến lược của Bộ TT&TT sẽ tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ

Phát biểu tại Hội nghị, ông Phạm Minh Tiến, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Phó Ban Vì sự tiến bộ (VSTB) của phụ nữ Bộ TT&TT nhấn mạnh: bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng cần hướng đến không chỉ của Việt Nam, mà của tất cả các nước trên thế giới, là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của một xã hội. Trong bất kỳ giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước ta cũng luôn chú trọng đến các chương trình, chiến lược nhằm thúc đẩy hơn nữa công tác bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.

Ông Tiến cũng khẳng định: Kế hoạch thực hiện chiến lược của Bộ TT&TT sẽ tạo sự chuyển biến tích cực, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ, tăng cường hoạt động của các đơn vị trong quản lý, tuyên truyền, vận động và tham gia xây dựng, hướng dẫn việc thực hiện các chính sách, pháp luật về bình đẳng giới và tiến bộ phụ nữ một cách thiết thực, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 - 2030.

Bình đẳng giới - Thập kỷ ghi nhận và tôn vinh - Ảnh 2.

Ông Chu Văn Bình: các cán bộ Công đoàn phối hợp với chuyên môn đồng cấp triển khai thực hiện tốt các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cơ quan, đơn vị

Cũng tại Hội nghị, ông Chu Văn Bình, Chủ tịch Công đoàn TT&TT Việt Nam mong muốn các Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các cán bộ phụ trách công tác nữ công của công đoàn trực thuộc Công đoàn TT&TT Việt Nam tiếp thu được thật nhiều kiến thức quý báu từ các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ để vận dụng, làm tốt hơn công tác bình đẳng giới; phối hợp với chuyên môn đồng cấp triển khai thực hiện tốt các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ ở cơ quan, đơn vị, DN góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cán bộ công đoàn, đoàn viên, CNVCLĐ về công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ góp phần bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nữ CNVCLĐ.

Qua một thập kỷ, với sự nỗ lực không ngừng, Ban VSTB của phụ nữ Bộ TT&TT đã truyền được hiệu quả 6 thông điệp: Lãnh đạo chủ chốt là nữ; Giảm khoảng cách giới; Bảo đảm bình đẳng giới trong đời sống gia đình, từng bước xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới; Bảo đảm bình đẳng giới trong tiếp cận và thụ hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ; Bảo đảm bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa và thông tin.

Bình đẳng giới - Thập kỷ ghi nhận và tôn vinh - Ảnh 3.

Toàn cảnh Hội nghị

Đóng góp vào kết quả chung trong phong trào bình đẳng giới của Bộ TT&TT giai đoạn 2011 - 2020 phải kể đến những hoạt động vô cùng ý nghĩa, những chính sách có lợi hơn đối với lao động nữ được công đoàn các cấp thuộc Công đoàn TT&TT Việt Nam phối hợp với chuyên môn đồng cấp để thực hiện. Nhiều phong trào, hoạt động tiêu biểu trong số đó là phong trào "Giỏi việc nước, đảm việc nhà", phong trào "Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc"; các hoạt động văn hóa văn nghệ, hội thao, hoạt động chăm lo đời sống cho nữ công đoàn viên được triển khai sâu rộng trong toàn Công đoàn TT&TT Việt Nam.

Thông qua những phong trào này, phụ nữ được quan tâm, chăm lo về nhiều mặt, được khích lệ, động viên kịp thời, đúng lúc, được truyền cảm hứng để "toàn tâm toàn ý" phát triển bản thân.

Thập kỷ 2011 - 2020 chứng kiến những thăng trầm thời cuộc, nhưng với mục tiêu rõ ràng, chiến lược cụ thể và kim chỉ nam hành động đúng đắn, quyết liệt của Bộ TT&TT, phong trào bình đẳng giới được duy trì, đảm bảo xuyên suốt và đã có những thành quả đáng ghi nhận. Những nữ cán bộ ngành TT&TT Việt Nam vẫn không ngừng nỗ lực từng ngày để khẳng định mình trong công việc và cuộc sống. Chính họ, với tinh thần nhạy bén sáng tạo vốn có của người làm công tác tuyên truyền đã trở thành một hình mẫu truyền cảm hứng của phụ nữ Việt Nam thời đại mới: tự tin, tự chủ, thành công và được ghi nhận, tôn vinh.../.

Bài liên quan
  • Trí tuệ nhân tạo và bình đẳng giới
    Sự quan tâm đến các công cụ AI tạo sinh đang bùng nổ trên toàn thế giới - nhưng nhân viên nữ đang tụt hậu so với đồng nghiệp nam trong việc sử dụng công nghệ. Điều đó có thể có ý nghĩa lớn không chỉ đối với lộ trình nghề nghiệp của cá nhân mà còn đối với các công ty đang tạo ra và lấp đầy các công việc trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cán bộ nữ ngành TT&TT Việt Nam "toàn tâm toàn ý" phát triển bản thân
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO