Cạnh tranh trên thị trường truyền hình trả tiền: Cần giải pháp kết nối giữa các doanh nghiệp (P2)

03/11/2015 20:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Đã đến lúc Bộ TTTT cần có quy định về kết nối để các nhà mạng có thể phát các chương trình truyền hình của các nhà đài trên cơ sở thương mại, đảm bảo có lãi, và người dùng nông thôn được xem đầy đủ các chương trình truyền hình.

CẠNH TRANH THỊ TRƯỜNG THTT: CẦN MỘT THỎA THUẬN KẾT Nối GlỮA CÁC DOANH NGHIỆP?

Việc có những doanh nghiệp Viễn thông (DNVT) tham gia vào thị trường THTT từ giữa năm 2013 đến nay như Viettel, FPT hay VNPT hiện vẫn chưa thực sự ảnh hưởng đến miếng bánh "thị phần“ 2,5 tỷ USD năm 2013 của các DN thuộc VTV bởi một lẽ đơn giản, các DNVT đang hướng đến thị trường 20 triệu thuê bao chứ khả năng cạnh tranh với VTV hiện nay đang là "nhiệm vụ bất khả thi“. Lý do cơ bản là làm THTT không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính, hạ tầng, mà còn phải mạnh về nội dung (bao gồm cả vấn đề bản quyền truyền hình). Với mật độ phủ sóng rộng, phổ cập, quen thuộc với người dân, việc hút các thuê bao này sang các DNVT là một việc khó hơn nhiều so với cạnh tranh trên thị trường Viễn thông giai đoạn 2003-2013.

Mặt khác, chi phí bản quyền cũng đóng góp vai trò quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của các dịch vụ truyền hình Internet (IPTV) như MyTV. Nhưng số lượng nội dung có bản quyền của các dịch vụ IPTV là khá ít, đặc biệt là với các bộ phim nước ngoài. Tuy nhiên, sau khi được phát sóng trên truyền hình cáp hoặc vệ tinh, bài toán bản quyền sẽ chặt chẽ hơn nhiều, điều này khiến các dịch vụ IPTV không khỏi đau đầu.

Tuy nhiên, MyTV sẽ vấp phải sự cạnh tranh đáng kể đến từ OneTV của FPT Telecom. Ngoài việc chất lượng nội dung tương tự như nhau, OneTV còn có các dịch vụ trực tuyến khác đi kèm. Nếu xét về mặt này, với kinh nghiệm lâu năm của mình, FPT hẳn được đánh giá cao hơn VNPT. Sự xuất hiện thông tin Viettel TV sẽ đưa ra gói cước thấp nhất sẽ khiến cho dịch vụ truyền hình của Viettel mau chóng thu hút được một tập khách hàng lớn nhờ giá cước cực rẻ này.

Bên cạnh đó, sự cạnh tranh trong lĩnh vực bản quyền nội dung hiện cũng đang rất căng thẳng; Nếu tham gia vào cuộc đua này, phải bỏ ra chi phí rất "khủng" nếu muốn giành lợi thế, đặc biệt là trong lĩnh vực thể thao. Ví dụ: bản quyền giải Ngoại hạng Anh tại Việt Nam, tăng từ 4 triệu USD mùa giải 2007 - 2010 lên tới 37,5 triệu USD mùa giải 2013 - 2016.

Viettel TV với lợi thế sẵn có về hạ tầng mạng, nhân lực, tiềm lực vốn, nhưng hiện doanh nghiệp này cũng đang tích cực chuẩn bị các vấn đề có liên quan đến nội dung chương trình, bản quyền trnyền hình để sẵn sàng cho cuộc chiến dành thị phần 20 ứiệu thuê bao THTT.

Dự báo về triển vọng thị trường viễn thông năm 2014 là sự cạnh tranh trên thị trường THTT và sự "đổ bộ“ của DNVT vào lĩnh vực này. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng: đây không phải là một cuộc "đổ bộ“ của các DNVT vào lĩnh vực THTT bởi nếu đổ bộ phải vài chục đơn vị hoặc vài tập đoàn lớn đầu tư hàng tỷ USD cùng tham gia.

Một thực tế không thể phủ nhận là làm truyền hình "ngốn“ rất nhiều tiền. Hiện nay, Bộ TTTT đã cấp phép cho Viettel, FPT bước chân vào lĩnh vực truyền hình và sắp tới có thể sẽ có thêm đơn vị được cấp phép. Đây mới chỉ được coi là bước thử nghiệm, thí điểm để từ đó mở rộng "sân chơi", mở rộng lĩnh vực truyền hình để chúng ta có nhiều sự lựa chọn hơn, nâng cao sự cạnh tranh trong lĩnh vực này để khách hàng có cơ hội được lựa chọn những dịch vụ chất lượng và giá cả phù hợp... Tuy nhiên, việc các nhà mạng có thiết kế đường truyền đến từng hộ gia đình mà không có nội dung thì cũng không có tác dụng.

Thực tế cho thấy, vấn đề nội dung là "tay trái" của doanh nghiệp viễn thông. Muốn cung cấp được đến người dùng, không phải đơn thuần chỉ kéo cáp đến nhà thuê bao mà phải có nội dung. Trong khi một bên có hạ tầng mạnh, một bên có nội dung mạnh nhưng vấn đề chia sẻ nội dung là không đơn giản, khó có tiếng nói chung trong vấn đề này.

Từ đây đặt ra vấn đề, liệu có cần một sự kết nối giữa nhà mạng truyền hình cáp và nhà đài truyền hình giống như thảo thuận kết nối giữa các DNVT với nhau ở giai đoạn đầu của cạnh tranh trên thị trường viễn thông nhằm tận dụng ưu thế, lợi thế của nhau cũng như giảm chi phí đầu tư hạ tầng lãng phí trong một thị trường THTT tăng dần hàng năm? Tại hội nghị của Bộ TTTT cuối năm 2013, Viettel cho rằng, các nhà đài hiện nay vừa làm nội dung vừa làm hạ tầng mạng nên không có nhu cầu kết nối nội dung với mạng truyền dẫn phát sóng. Các nhà mạng không được làm nội dung nên cần phải kết nối với các nhà đài làm nội dung để có thể phát các chương trình truyền hình. Vì không kết nối được nên các nhà mạng phải tìm các cách đi làm nội dung, vừa trái nghề, vừa lãng phí các nguồn lực...

Nhìn nhận về thực trạng này cũng như mối quan hệ cạnh tranh và khúc mắc giữa các doanh nghiệp, theo Cục Viễn thông - Bộ TTTT, lĩnh vực truyền hình cáp, Luật Viễn thông và các văn bản liên quan đều khuyến khích đẩy nhanh việc hội tụ giữa viễn thông và truyền hình theo xu hướng hiện nay trên thế giới. Như vậy, không lý do gì một nhà mạng có hạ tầng mạnh như viễn thông lại không được truyền nội dung truyền hình trên đó. Ngược lại, những doanh nghiệp như truyền hình cáp có mạng lưới lớn, thuê bao lớn,... lại không được cung cấp các dịch vụ viễn thông. Việc các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông, mạng viễn thông tham gia truyền hình cáp hoặc ngược lại là tất yếu sẽ phát sinh.

Tuy nhiên, vấn đề chủ yếu hiện nay là liên quan đến nội dung, hiện một số doanh nghiệp có hạ tầng và một số doanh nghiệp lại mạnh về nội dung. Theo Cục Viễn thông, về định hướng trong quản lý nội dung, Bộ TTTT đang phân loại một số kênh truyền hình thiết yếu, mang tính tuyên truyền cao, tính công ích... thì tất cả các nhà mạng có trách nhiệm phải truyền những chương trình này đến người dân miễn phí. Đối với một số nội dung kênh thiết yếu mà Nhà nước xác định là công ích thì tất cả các nhà mạng có giấy phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền sẽ phải truyền đến người sử dụng. Các đơn vị có thể có mạng lưới rất tốt nhưng nội dung kém, phải có sự hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ nội dung trong nước và nước ngoài. Nhiều nhà cung cấp nước ngoài đã đến Việt Nam, tuân thủ pháp luật Việt Nam. Ngoài phần công ích Nhà nước có chính sách rõ ràng, phần còn lại trên cơ sở đàm phán thương mại để hai bên cùng có lợi. Nếu có nảy sinh mâu thuẫn thì các cơ quan quản lý cùng vào cuộc để phân tích, tổ chức hiệp thương giữa các bên trên cơ sở chương trình được sản xuất ra thì được truyền đến người tiêu dùng với mọi hình thức.

Như vậy, có thể thấy rằng, vấn đề kết nối giữa nhà mạng truyền hình cáp và nhà đài truyền hình là cần thiết để tận dụng ưu thế và lợi thế sẵn có của nhau vì quyền lợi của người sử dụng dịch vụ, tránh lãng phí các nguồn lực đầu tư, giảm giá thành, nâng cao chất lượng nội dung phát sóng hướng đến sự phát triển sâu rộng và bền vững. Đã đến lúc Bộ TTTT cần có quy định về kết nối để các nhà mạng có thể phát các chương trình truyền hình của các nhà đài trên cơ sở thương mại, đảm bảo có lãi, và người dùng nông thôn được xem đầy đủ các chương trình truyền hình.

Tài liệu tham khảo

[1].NHĨ ANH, Nóng bỏng cạnh tranh nhà đài - nhà mạng, Thời báo Kinh tế Việt Nam, số ra ngày 14/1/2014.
[2]. VÂN OANH, Truyền hình trả tiền chua cạnh tranh nhiều, trang web Thòi báo Kinh tế Sài Gòn (http://www.thesaigontimes.vn).
[3].MINH QUYÊN, Truyền hình trả tiền tiềm ẩn nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, ITC News ngày 12/9/2013.
[4].THẨM HỔNG THỤY, Thi trường THTT sắp đuợc vẽ lại, Báo Lao động số 48, ngày 1/12/2013.
[5]. VTC News, ''Của sáng" nào cho truyền hình trả tiền của VNPT?
[6].Hội thảo “Cạnh tranh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong lĩnh vục truyền hình trả tiền”, Cục QLCT- Bộ Công thuong. Chi tiết xem tại www.qlct.gov.vn.
[7].Bộ TTTT, Sách Trắng về Công nghệ thông tin - Truyền thông Việt Nam năm 2013. Chi tiết xem tại www.mic.gov.vn.
[8].Bộ TT&TT www.mic.gov.vn.
[9].Cục QLCT- Bộ Công thương www.qlct.gov.vn.
[10].Cục Viễn Thông- Bộ TT&TT www.vnta.gov.vn.

ThS. Phan Tú Anh

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương Trung tâm Báo chí kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Trung tâm Báo chí được thành lập nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho phóng viên (PV) trong nước, quốc tế đưa tin về Lễ kỷ niệm và chủ động, tích cực cung cấp thông tin của Ban Tổ chức về Lễ kỷ niệm.
  • Khám phá đất và người xứ Nghệ trên không gian số
    Thời gian qua, Bảo tàng Nghệ An đã mạnh dạn đưa công nghệ vào hoạt động trưng bày, để tiếp cận và thu hút du khách. Du khách đến với Bảo tàng Nghệ An từ chỗ "cấm sờ tay vào hiện vật" nay có thể được chạm tay vào hiện vật, cổ vật, được khám phá các danh lam, thắng cảnh, lịch sử, con người xứ Nghệ, thông qua không gian số 3D; khám phá kho dữ liệu lịch sử đã được số hóa... giúp Bảo tàng Nghệ An ngày càng hút khách, nhất là giới trẻ.
  • Báo chí và học giả quốc tế ca ngợi Chiến thắng Điện Biên Phủ
    Báo Resumen Latinoamericano của Argentina những ngày qua liên tục đăng các bài viết cùng nhiều hình ảnh tư liệu minh họa, ca ngợi Chiến thắng Ðiện Biên Phủ của nhân dân Việt Nam.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
Đừng bỏ lỡ
Cạnh tranh trên thị trường truyền hình trả tiền: Cần giải pháp kết nối giữa các doanh nghiệp (P2)
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO