Cấp cứu thành công bệnh nhi 6 tuổi thủng, loét dạ dày tá tràng

MT| 21/04/2020 13:46
Theo dõi ICTVietnam trên

Bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng ở trẻ nhỏ hiếm gặp nên khi trẻ bị đau bụng, các bậc phụ huynh thường nhầm lẫn với rối loạn tiêu hóa hoặc đau bụng giun. Tuy nhiên nếu chủ quan và không điều trị kịp thời cho trẻ sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viện đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Anh Thư (6 tuổi, Bích Hòa, Thanh Oai) nhập viện trong tình trạng đau bụng, sốt, đi ngoài, phân đen.

Theo gia đình bệnh nhân cho biết, trẻ có tiền sử hoàn toàn khỏe mạnh, từ 3 ngày nay trẻ bị chướng bụng, nôn nhiều, liên tục kêu đau khắp bụng. Tình hình không thuyên giảm nên gia đình cho cháu nhập viện vào khoa Ngoại tiêu hóa. Sau khi thăm khám các bác sĩ nhận thấy bệnh nhân có dấu hiệu nhiễm trùng rõ, kết quả siêu âm và chụp CT cắt lớp cho thấy nhiều hình ảnh dịch, khí tự do trong ổ bụng, chẩn đoán viêm phúc mạc do thủng tạng rỗng, chỉ định phẫu thuật nội soi.

Cấp cứu thành công bệnh nhi 6 tuổi thủng, loét dạ dày tá tràng - Ảnh 1.

Bé Thư sau phẫu thuật

Trong quá trình mổ cho thấy, tá tràng của bệnh nhân có ổ loét đã thủng, nhiều dịch ổ bụng và giả mạc. Ekip mổ đã tiến hành khâu lỗ thủng, rửa sạch và dẫn lưu ổ bụng. Sau 2 ngày điều trị tại khoa Ngoại tiêu hóa, bệnh nhân ổn định, hết sốt, bụng mềm, ngồi dậy được, dự kiến được xuất viện sau 7 ngày. Bệnh nhân được khuyến cáo điều trị nội khoa dạ dày sau khi xuất viện để phòng ngừa các biến chứng như bục, loét, chảy máu dạ dày, hẹp môn vị,…

  • Sự thật ít ai biết để tránh tái phát viêm loét dạ dày

  • Cách phân biệt các triệu chứng viêm loét dạ dày và ung thư dạ dày mà nhiều người đang nhầm lẫn

BSCKII. Bùi Đức Duy, Trưởng khoa Ngoại tiêu hóa, Bệnh viện đa khoa Hà Đông người trực tiếp phẫu thuật cho bệnh nhân Th. cho biết: Thủng ổ loét dạ dày, tá tràng thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi hoặc người có tiền sử bệnh dạ dày. Trường hợp bệnh nhân Th. còn nhỏ tuổi, lại không có tiền sử viêm dạ dày trước đó, nên hiếm gặp.

Bác sĩ Duy khuyến cáo: Bệnh loét dạ dày, tá tràng ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi chiếm tỷ lệ tương đối ít, nhưng phụ huynh vẫn cần hết sức lưu ý đến các triệu chứng của trẻ như đau bụng kéo dài hoặc đau bụng dữ dội, cần đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm. Hiện nay tình trạng viêm dạ dày ở trẻ em ngày càng tăng, để phòng ngừa cho trẻ, các bậc phụ huynh cần chú ý điều chỉnh lối sống lành mạnh cho sự phát triển của trẻ, loại bỏ thói quen mớm cơm cho trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm vi khuẩn HP, hạn chế cho trẻ xem tivi hoặc chơi đùa trong khi ăn, ăn nhiều rau quả, đủ chất dinh dưỡng, tránh thức khuya, ngủ đủ 8-10 tiếng/ ngày, giảm stress, căng thẳng trong học tập cho trẻ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cấp cứu thành công bệnh nhi 6 tuổi thủng, loét dạ dày tá tràng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO