Cáp quang biển AAG gặp sự cố, Internet có vấn đề

Trọng Đạt| 03/04/2020 16:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Trước đó, ngay từ tối 2/4, nhiều người dùng Internet trong nước đã phản ánh về tình trạng chập chờn, khó sử dụng các dịch vụ quốc trế như Google hay Facebook.

Theo thông tin mà VietNamNet nhận được, đang có một sự cố diễn ra với tuyến cáp quang biển AAG. Thông tin này hiện cũng đã được xác nhận bởi một nhà cung cấp dịch vụ viễn thông trong nước.

Những thông tin ban đầu cho thấy có thể sự cố diễn ra tại phân đoạn nối từ Việt Nam đi Hồng Kông. Với việc tuyến cáp AAG gặp sự cố, đường truyền Internet nối Việt Nam đi quốc tế ít nhiều sẽ gặp phải vấn đề. Đó cũng là lý do người dùng cảm thấy khó truy cập vào một số website quốc tế như Google Instagram hay Facebook. 

Cáp quang biển AAG gặp sự cố, Internet có vấn đề - Ảnh 1.

Cáp quang biển gặp vấn đề, người dùng Internet đối mặt nguy cơ mạng chậm.

Tuyến cáp AAG có chiều dài 20.191km, kết nối trực tiếp khu vực Đông Nam Á với Mỹ. Tuyến cáp quang này được đưa vào khai thác từ năm 2009, đi qua Malaysia, Singapore, Thái Lan, Việt Nam (nhánh cáp rẽ vào Việt Nam dài 314km, điểm cập bờ tại Vũng Tàu), Brunei, Hong Kong (Trung Quốc), Philippines và Hoa Kỳ (Guam, Hawaii và California).

Kể từ khi hoạt động, AAG nhiều lần gặp trục trặc, gây ảnh hưởng tới chất lượng Internet Việt Nam đi quốc tế. Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư thêm nhiều tuyến cáp mới, giảm sự phụ thuộc vào tuyến cáp biển quan trọng này. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên tuyến cáp này gặp vấn đề trong năm 2020. 

Điều này diễn ra trong bối cảnh tần suất sử dụng Internet tại Việt Nam đang đăng cao do nhu cầu  học tập, làm việc và giải trí tại nhà trong mùa dịch Covid-19. 

Số liệu thống kê trong nước cho thấy, lưu lượng lưu chuyển qua trạm trung chuyển internet quốc gia (VNIX) tăng đến 40% trong thời gian vừa qua (số liệu tham khảo từ các nước, ở khu vực chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 có sự tăng trưởng đến 50% về lưu lượng truy cập các website).

Lưu lượng dữ liệu tháng 3-2020 tăng đột biến tới 90% so với tháng 2-2020, tập trung chủ yếu từ các ứng dụng hội nghị, làm việc trực tuyến, dạy và học trực tuyến, giải trí trực tuyến...

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Khai trương đại lý dịch vụ công trực tuyến đầu tiên tại Hà Nội
    Việc thúc đẩy hoạt động mô hình đại lý dịch vụ công trực tuyến góp phần thúc đẩy chuyển đổi số, hướng tới xây dựng chính quyền số, nâng cao tỷ lệ hồ sơ thủ tục hành chính được thực hiện trực tuyến, hướng tới mục tiêu 80% người dân sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2025.
  • Các ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2025 của Liên hợp quốc
    Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres giữa tháng 1/2025 đã trình bày các ưu tiên trong chương trình nghị sự năm 2025 của tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh, nêu bật vấn đề thế giới tiếp tục đối mặt với những thách thức và bất ổn chưa từng thấy.
  • Kiến nghị hỗ trợ cơ quan báo chí ổn định, tiếp nhận nhân sự
    Trong dịp Tết Ất Tỵ 2025, công tác báo chí nói chung và thông tin tuyên truyền đối ngoại đã thực hiện đầy đủ những định hướng cơ bản và trọng tâm,… được dư luận báo chí nước ngoài chú ý, quan tâm, nhìn nhận Việt Nam là “con rồng nhỏ” của khu vực và thế giới.
  • Từ Stargate đến DeepSeek: Tương lai của AI và quyền riêng tư dữ liệu
    DeepSeek đã gây ra địa chấn với giới công nghệ khi tuyên bố chatbot R1 của họ có khả năng ngang bằng với các công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) hàng đầu của Mỹ, nhưng với chi phí thấp hơn nhiều. Điều này đã mang lại những tác động lớn đối với các công ty công nghệ lớn nói riêng và tương lai của AI nói chung.
  • ‏FPT ‏‏tại Nhật Bản‏‏ ‏ hướng tới mục tiêu 1 tỷ USD vào năm 2027‏
    ‏Nhật Bản -‏‏ thị trường xuất khẩu ‏‏dịch vụ CNTT‏‏ quan trọng nhất của FPT, chính thức ‏‏vượt‏‏ mốc doanh thu 500 triệu USD. Từ đó đặt nền móng vững chắc cho mục tiêu trở thành thị trường tỷ đô vào năm 2027.‏
Đừng bỏ lỡ
Cáp quang biển AAG gặp sự cố, Internet có vấn đề
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO