Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (National Data Exchange Platform - NDXP) được ví như “xương sống” phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu, bảo đảm dòng chảy dữ liệu được thông suốt, an toàn, hiệu quả giữa các cơ quan, tổ chức trên quy mô toàn quốc.
Tăng cường giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4 sẽ góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước (CQNN) và Chỉ số cải cách hành chính của các cấp, ngành.
Phú Yên tiếp tục cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh (chỉ số năng lực cạnh tranh, ứng dụng CNTT, cải cách hành chính…); xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh, hướng tới đô thị số, xã hội số.
Để có mức tăng trưởng kinh tế dương cho các năm tiếp theo, bên cạnh những giải pháp, chiến lược phát triển tổng thể thì việc tỉnh Khánh Hòa cần tận dụng tận dụng các nền tảng số, ứng dụng CNTT để phát triển kinh tế, chính quyền số (CQS), chính quyền điện tử (CQĐT) giờ đây là ưu tiên, lựa chọn hàng đầu.
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT đã, đang được các địa phương trên cả nước chú trọng để chuyển đổi số (CĐS) trong hoạt động của các cơ quan nhà nước (CQNN), phát triển chính phủ điện tử (CPĐT), nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp (DN).
Tại Chương trình chuyển đổi số (CĐS) tỉnh Thừa Thiên Huế, tỉnh đặt ra mục tiêu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế hoàn thiện mô hình chính quyền số, xã hội số. Để thúc đẩy triển khai xây dựng chính quyền số, hướng tới phát triển kinh tế số, xã hội số, tỉnh đã hoàn thiện các thể chế về CĐS và nền tảng phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số.
Để tiếp tục mở rộng Kho dữ liệu dùng chung của TP. Hồ Chí Minh (TP. HCM), theo Sở TT&TT TP. HCM, thành phố đang triển khai số hóa, tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) về hộ tịch, dự kiến hoàn thành hạng mục đưa vào phục vụ Kho dữ liệu dùng chung trong năm 2021.
Hội nghị Tổng kết công tác năm 2020 và triển khai nhiệm vụ năm 2021 của Bộ TT&TT là dịp nhìn lại những thành tựu nổi bật trong năm 2020, tổng kết lại chặng đường 5 năm 2016 - 2020 và định vị trong giai đoạn mới với sứ mệnh dẫn dắt chuyển đổi số (CĐS) quốc gia.
Với mục tiêu phát triển từ “Chính phủ điện tử” (CPĐT) đến “Chính phủ số”, tháng 1/2018, Chính phủ Nhật Bản đã thông qua “Kế hoạch thực hiện Chính phủ số” để hướng đến một Chính phủ số đi trước thế giới theo mô hình Nhật Bản bằng cách mở rộng hơn nữa liên kết dữ liệu trong toàn bộ xã hội: Chính phủ - Địa phương - Doanh nghiệp và thực hiện sát nhập các dịch vụ nhà nước và tư nhân, định hướng cơ bản là “Thực hiện một xã hội số nơi người dân có thể sống trong môi trường an tâm và an toàn, cảm nhận được sự phát triển của xã hội”.