Chứng chỉ quốc tế là giấy thông hành bước vào thị trường phần mềm thế giới

29/09/2015 09:12
Theo dõi ICTVietnam trên

Sáng ngày 29/9, tại Hà Nội, Ban Quản lý các Dự án Công nghiệp CNTT thuộc Bộ TTTT đã tổ chức Hội thảo Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn CMMI, ISO 27001, tổng kết giai đoạn 2010 - 2015 và hướng triển khai giai đoạn 2016 – 2020. Tham dự Hội thảo có Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng, cùng nhiều chuyên gia và các đại diện doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng phát biểu tại Hội thảo

Hội thảo Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng, áp dụng các tiêu chuẩn CMMI, ISO 27001, tổng kết giai đoạn 2010 - 2015 và hướng triển khai giai đoạn 2016 – 2020 là hoạt động của Dự án do Bộ TTTT làm chủ đầu tư nằm trong Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm và nội dung số theo Quyết định số 50/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Dự án được triển khai trong vòng 5 năm (2010-2015), với tổng mức đầu tư khoảng 60 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, tổ chức xây dựng, áp dụng quy trình và đánh giá đạt lấy chứng chỉ quy trình sản xuất theo chuẩn quốc tế. Mỗi doanh nghiệp, tổ chức tham gia Dự án được Nhà nước hỗ trợ tư vấn xây dựng, áp dụng quy trình và đánh giá đạt chứng chỉ theo các chuẩn CMMI và ISO 27001.

Tại Hội thảo, Ông Nguyễn Thanh Tuyên - Phó GĐ BQLDA công nghiệp CNTT – Bộ TTTT cho biết, trong giai đoạn năm 2010 – 2015, Bộ TTTT đã hỗ trợ 30 doanh nghiệp đạt chứng chỉ CMMI mức 3 trở lên (trước khi triển khai dự án, Việt Nam chỉ có 6 doanh nghiệp đạt chứng chỉ này), và 32 doanh nghiệp đạt chứng ISO 27001. Bộ cũng đã hỗ trợ đào tạo bổ sung kiến thức về quản lý chất lượng phần mềm và đảm bảo an toàn thông tin cho hơn 2500 lượt học viên đến từ 300 doanh nghiệp CNTT trên cả nước.

Trong giai đoạn 2, từ năm 2016 – 2020, dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cao năng lực canh tranh doanh nghiệp thông qua các chuẩn quốc tế,  hỗ trợ đào tạo nhân lực doanh nghiệp, chuẩn hoá kỹ năng nhân lực CNTT và nâng cao năng lực các cơ sở đào tạo về CNTT trọng điểm, hỗ trợ nghiên cứu phát triển và thương mại hoá sản phẩm, phát triển các khu CNTT.

Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ TTTT Nguyễn Thành Hưng nhấn mạnh, việc sở hữu một chứng chỉ được quốc tế công nhận như CMMI, ISO 27001, ISO 9001 sẽ giúp doanh nghiệp có được giấy thông hành bước vào thị trường phần mềm thế giới, nâng cao vị thế Việt Nam.

Nhiều số liệu khả quan đã được ghi nhận như 80% số doanh nghiệp có sự tăng trưởng về hợp đồng sau khi lấy chứng chỉ CMMI, sự tăng trưởng về doanh thu cũng xuất hiện rõ rệt ở những doanh nghiệp triển khai ISO 27001.

Sau 5 năm triển khai dự án, Ban tổ chức mong muốn, thông qua Hội thảo này, cùng với các doanh nghiệp tổng kết, rút kinh nghiệm để có thể triển khai các chương trình trong giai đoạn tiếp theo (2016-2020) một cách hiệu quả nhất. Cụ thể như việc triển khai các quyết định số 1290/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 về phát triển công nghiệp điện tử, quyết định số 392/QĐ-TTg ngày 27/3/2015 về chương trình phát triển công nghiệp CNTT, và sắp tới là Chương trình mục tiêu phát triển CNTT.

Toàn cảnh Hội thảo

- CMMI (Capability Maturity Model Integration) là chuẩn đánh giá về mức độ thuần thục trong quy trình sản xuất phần mềm của Mỹ do Viện Kỹ nghệ Phần mềm Mỹ (Software Engineering Institute - SEI) phát triển, đã được các doanh nghiệp phần mềm trên toàn cầu áp dụng. Hầu hết các công ty phát triển phần mềm nói chung đếu có quy trình riêng của mình và được mặc định đạt chuẩn CMMI mức 2 (level 2). CMMI mức 3 được xem là chuẩn trung bình. Mức cao nhất của CMMI là mức 5. Ở Việt Nam đã có một số doanh nghiệp đạt CMMI mức 5 như FPT Software, TMA, Paragon Solutions Việt Nam…

- ISO 27001 là tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an ninh thông tin (viết tắt là ISMS). Thông tin là một phần quan trọng của mỗi tổ chức và tiêu chuẩn này đưa ra các phưong pháp đánh giá việc theo dõi, bảo vệ và quản lý hệ thống thông tin và dữ liệu. ISO 27001 phù hợp với mọi tổ chức lớn nhỏ và áp dụng được với mọi lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vô địch cuộc thi bảo mật triệu đô, Viettel Cyber Security tìm kiếm chiến thắng lớn hơn
    Các thiết bị lưu trữ hình ảnh, dữ liệu nhạy cảm như điện thoại di động, camera an ninh không an toàn như nhiều người vẫn nghĩ, như đã được chứng minh qua 9 lỗ hổng zero-day mà Viettel Cyber Security (VCS) tìm ra tại Pwn2Own 2024. Và mục tiêu dài hạn của VCS là làm thế nào để những sản phẩm này an toàn hơn cho người dùng.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
Đừng bỏ lỡ
Chứng chỉ quốc tế là giấy thông hành bước vào thị trường phần mềm thế giới
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO