Chuyển đổi số: Vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý là rất quan trọng

22/12/2021 17:21
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhiều cơ quan quản lý đã xây dựng các cơ chế thử nghiệm tạo điều kiện phát triển các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy sự đổi mới nhanh chóng. Tại Việt Nam, việc ra mắt chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025 là một bước đi lớn, tích cực và đúng h

Covid – chất xúc tác đẩy tăng tốc số hóa

Chuyển đổi số: Vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý là rất quan trọng - Ảnh 1.

Ông Sylvester Kinuthia

Số hóa giờ đây đang trở thành tâm điểm và xuất hiện trong mọi cuộc thảo luận cả trong công việc lẫn ngoài xã hội. Công cuộc chuyển đổi số mà chúng ta đang chứng kiến tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống, thay đổi cách thức làm việc và tương tác với nhau cũng như cách các doanh nghiệp hoạt động.

Nhìn lại nửa đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 mới xuất hiện, số hóa là bước hành động quan trọng đầu tiên để các doanh nghiệp thực hiện các kế hoạch duy trì và bình ổn hoạt động của mình. Giờ đây, các doanh nghiệp đang xem xét lại các chiến lược số hóa của mình để tăng khả năng phục hồi và tối ưu quá trình kinh doanh và nắm bắt các cơ hội phát triển trong tương lai.

Cùng với sự bùng nổ của fintech tạo điều kiện cho việc phát triển hàng loạt các dịch vụ tài chính đa dạng, ngân hàng là một lĩnh vực bị tác động không chỉ từ yếu tố bên ngoài mà còn cả chính từ chính bên trong. Lấy ví dụ như việc kết nối các dịch vụ ngân hàng thông qua thiết bị di động, thanh toán 24/7... Hiện tại, đây là các yếu tố mà khách hàng mong đợi hơn là các yếu tố khác biệt khác.

Tại Standard Chartered, chúng tôi nhìn nhận số hóa không chỉ đơn thuần là việc đưa các mô hình kinh doanh hiện có lên trên mạng. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng chuyển đổi rộng trong lĩnh vực ngân hàng có thể đạt được nhờ việc liên tục xem xét lại các hình thức vận hành kinh doanh cũng như những cách thức tương tác với khách hàng, đối tác, cơ quan quản lý và Chính phủ. Chúng tôi luôn hướng đến việc hợp tác đa phương và cũng đã tham gia rất nhiều vào lĩnh vực này thông qua sự hợp tác cùng kiến tạo các giải pháp cho khách hàng và các đối tác của Ngân hàng.

Chúng ta có thể thấy rõ ràng là chuyển đổi số đang vượt qua các công nghệ ngân hàng hiện tại. Chuyển đổi số đang tạo ra những biến chuyển lớn trong nhiều lĩnh vực, và chất xúc tác chính của công cuộc chuyển đổi này chính là đại dịch Covid-19.

Theo khảo sát toàn cầu của McKinsey, trong đại dịch Covid-19, các công ty đã tăng tốc rút ngắn quá trình số hóa trong tương tác với khách hàng và chuỗi cung ứng cũng như việc vận hành nội bộ mà trước đó họ có thể mất từ 3 đến 4 năm để hoàn thành. Tại châu Á Thái Bình Dương, điều này còn rõ nét hơn khi trong thời gian qua, các doanh nghiệp đã thúc đẩy việc số hóa bằng trung bình của phát triển các sản phẩm và dịch vụ trong hơn 10 năm qua.

Những xu hướng lớn

Do đó, chúng ta đang chứng kiến hàng loạt các xu hướng mới toàn cầu bao gồm việc chuyển đổi mạnh mẽ sang thương mại điện tử, sự đổi mới của lĩnh vực tài trợ thương mại và các chuỗi cung ứng, cũng như việc tập trung vào số hóa trải nghiệm của khách hàng và nhu cầu về sự nhanh nhạy trong quá trình điều hành hoạt động.

Xu hướng đầu tiên là việc chuyển đổi mạnh mẽ thương mại điện tử, dẫn tới sự tăng trưởng của các nền kinh tế số ở khắp ASEAN. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, nền kinh tế số của ASEAN dự báo tăng gấp ba lần, đạt 300 tỷ USD vào năm 2025. Riêng nền kinh tế số của Việt Nam được kỳ vọng đạt giá trị 52 tỷ USD trong cùng thời gian này. Trên thực tế, sự tăng trưởng tại Việt Nam đã đạt hai con số cuối năm ngoái (tăng 16% so với cùng kỳ), góp phần đưa nền kinh tế số của Việt Nam lên mức cao nhất trong khu vực. Với việc ra mắt chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025 của Chính phủ, tăng trưởng sẽ còn được thúc đẩy nhiều hơn thế.

Sự thay đổi lớn chủ yếu diễn ra ở lĩnh vực thương mại điện tử B2B, người mua B2B đang tìm kiếm trải nghiệm tương tự như khách hàng B2C. Điều này đang dẫn đến hàng loạt các trở ngại, đặc biệt là xung quanh sự phát triển các phương thức thanh toán mới, ví dụ như thanh toán 24/7 (nội địa và nước ngoài), các hình thức thu hộ trực tuyến, hay thu hộ tại địa điểm cố định thu hóa đơn, các kênh thanh toán đa kênh và các yêu cầu thanh toán và ghi nợ trực tiếp.

Tất cả các chọn lựa này đặc biệt phù hợp và có giá trị đối với các nhà quản lý tài chính ngày nay, những người đang tìm cách tối đa hóa hiệu quả bằng việc cải thiện dòng tiền để hỗ trợ doanh nghiệp tốt hơn. Do đó, các ngân hàng cần phải nhanh nhạy và sẵn sàng hỗ trợ các khách hàng B2C và các doanh nghiệp B2C trong hành trình chuyển đổi này nhằm đáp ứng các nhu cầu ngày một gia tăng và thói quen của khách hàng.

Xu hướng thứ hai là sự đổi mới đang diễn ra trong lĩnh vực tài trợ thương mại và các chuỗi cung ứng. Điều này chủ yếu bắt nguồn từ việc nhu cầu ngày càng tăng về tính hiệu quả và thách thức từ việc hạn chế di chuyển của con người và hàng hóa do đại dịch.

Tài trợ thương mại là một yếu tố quan trọng của thương mại toàn cầu và là chìa khóa vàng để nắm bắt công nghệ. Tuy nhiên, nó vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các quy trình thủ công và trên giấy dẫn đến sự tốn kém và thiếu hiệu quả.

Công nghệ như blockchain tạo cơ hội cho việc dịch chuyển thông tin một cách nhanh chóng và an toàn, tạo điều kiện cho việc chia sẻ và quản lý thông tin cũng như khẳng định thêm niềm tin về việc tài liệu được điện tử hóa là hợp lệ trong quá trình xử lý giao dịch. Nói tóm lại, để thúc đẩy số hóa thương mại, chúng ta cần có các quy định pháp lý cũng như các tiêu chuẩn mới cho các hợp đồng điện tử, trách nhiệm pháp lý và việc chia sẻ dữ liệu thông tin.

Mặt khác, các chuỗi cung ứng đang ngày càng phức tạp, chủ yếu do chúng bị tác động bởi các trở ngại về địa lý chính trị, đại dịch và nhiều yếu tố khác. Điều này dẫn thúc đẩy nhu cầu đa dạng hóa quy trình sản xuất và phần phối nhằm đảm bảo khả năng tiếp cận tài trợ thương mại cho chuỗi cung ứng. Để đáp ứng được xu thế này, các doanh nghiệp đang ngày càng chú trọng số hóa.

Khi nhìn vào mô hình ngân hàng truyền thống, đó là theo chiều dọc. Các mô hình số hóa sẽ theo chiều ngang trên các nền tảng mà ở đó cho phép nhiều bên cùng tồn tại. Khi các hệ sinh thái xuất hiện, chúng ta sẽ nhìn thấy sự chuyển dịch sang các nền tảng tạo sự kết nối giữa các ngành truyền thống để mang đến trải nghiệm tích hợp cho khách hàng.

Điều này đang thay đổi cách các tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của mình, và việc họ tương tác với các đối tác thương mại cũng như việc tiếp cận nguồn tài chính. Ngân hàng Standard Chartered dẫn đầu trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc kết hợp với các nền tảng của bên thứ ba (TPPs).

Chúng tôi giúp các khách hàng tiếp cận các giải pháp tài trợ thương mại liên quan đến chuỗi cung ứng thông qua các nền tảng bên thứ ba, giúp kết nối giữa người mua và các nhà cung cấp cũng như tiếp cận nguồn tài chính để hỗ trợ họ phát triển kinh doanh bền vững.

Khi các khách hàng ngày càng trở nên kết nối và tích hợp với nhiều nền tảng khác nhau, chúng tôi đang hướng đến dịch vụ ngân hàng mở để đảm bảo rằng chúng tôi có thể hỗ trợ mọi khách hàng với bất kể nền tảng nào mà họ đang sử dụng.

Tiếp theo là xu hướng số hóa “đầu - cuối” trong suốt hành trình sử dụng dịch vụ của khách hàng. Đối với Standard Chartered, chúng tôi xem đây là một lĩnh vực trọng tâm hơn là một xu thế. Trong thực tế, đó chính là mục tiêu của chúng tôi trong việc mang đến các khách hàng một trải nghiệm thông suốt, an toàn và tự động hóa.

Mục tiêu “tự động hóa theo mặc định” của chúng tôi bắt đầu từ việc tiếp nhận khách hàng (ví dụ như việc mở tài khoản, kiểm tra hồ sơ khách hàng...) Tiếp đến, chúng tôi hướng tới việc đơn giản hóa việc tiếp nhận giao dịch thông qua nền tảng Straight2Bank hoặc qua các giải pháp của bên thứ ba. Chu trình số hóa trên Straight2Bank được phát triển nhằm mang đến trải nghiệm tích hợp đa dạng và xuyên suốt cho các khách hàng trong các lĩnh vực từ quản lý tiền tệ, tài trợ thương mại, lưu ký chứng khoán cho đến các dịch vụ ngoại hối.

Chúng tôi cũng vận dụng kết nối API để tạo điều kiện cho khả năng kết nối trực tiếp từ hệ thống xử lý nội bộ của khách hàng với hệ thống xử lý giao dịch lõi của Ngân hàng, điều này đặc biệt quan trọng trong việc tận dụng lợi thế của các -giải pháp mới như cơ chế thanh toán 24/7 (Instant payment).

Việc tối ưu hóa một cách hiệu quả quy trình báo cáo, đối soát và cập nhật báo cáo theo thời gian thực tế cũng rất quan trong và là một phần thiết yếu trong năng lực cung cấp các dịch vụ liên quan đến API của ngân hàng. Thêm vào đó, dữ liệu là nền tảng của kỹ thuật số, do vậy chúng tôi đã cùng với khách hàng kết hợp tạo ra các giải pháp phân tích mới trên nền tảng Straight2Bank nhằm đáp ứng nhu cầu của các nhà quản lý tài chính ngày nay.

Dịch vụ là một khía cạnh quan trọng khác trong hành trình khách hàng và là yếu tố khác biệt quan trọng. Chúng tôi muốn chuyển đổi trải nghiệm khách hàng bằng việc cung cấp đa dạng sản phẩm kỹ thuật số đáp ứng nhu cầu người dùng. Điều này bổ trợ thêm cho mô hình quản lý quan hệ dịch vụ khách hàng hiện tại. Để đạt được mục tiêu trên, chúng tôi tận dụng công nghệ nổi trội hiện nay là trợ lý ảo do AI điều khiển, khả năng nhận diện kí tự quang học và khả năng học máy để tự động hóa, giảm thiểu trùng lặp và rút ngắn thời gian.

Cuối cùng, xu hướng thứ tư là sự nhanh nhạy trong triển khai hoạt động. Đây là yếu tố cần hơn là một xu thế và đó là nhân tố quan trọng cho sự phát triển trong tương lai. Chuyển đổi số là một hành trình không có hồi kết, và do đó, các ngân hàng và các tổ chức cần đủ nhanh nhạy để nắm bắt các cơ hội để phát triển.

Đổi mới là sống còn để duy trì cạnh tranh

Đổi mới và trở ngại của cả mô hình kinh doanh không còn là sự lựa chọn nữa mà là vấn đề sống còn nếu các ngân hàng hay các doanh nghiệp muốn duy trì tính cạnh tranh. Sự khác biệt lớn nhất sau tất cả đến từ sự nhạy bén và nguồn lực lao động dựa trên nền tảng số. Nghiên cứu chỉ ra rằng, các công ty hoạt động trong các lĩnh vực dẫn đầu có các nhân viên tham gia vào số hóa nhiều gấp 13 lần so với phần còn lại của nền kinh tế.

Các công ty cần đủ nhạy bén để thích ứng với môi trường kinh doanh bằng việc tối ưu các thế mạnh khác của doanh nghiệp thông qua công nghệ kỹ thuật số. Muốn vậy, cần hướng đến hợp tác đa phương. Điều này giúp thúc đẩy sự nhanh nhạy, khả năng mở rộng và sự bền vững.

Tuy nhiên, vì chúng ta đang trải nghiệm sự chuyển đổi và vì các cơ hội mới đang xuất hiện, chúng ta cần nhận biết và đối mặt với các thách thức đi kèm như việc thiếu chuẩn mực hóa của các giao dịch được số hóa xuyên biên giới, quy định không đồng nhất giữa các thị trường, thiếu chuẩn mực và tối ưu hóa của dữ liệu.

Chính vì vậy, vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý trong hành trình chuyển đổi số là rất quan trọng. Nhiều cơ quan quản lý đã xây dựng các cơ chế thử nghiệm tạo điều kiện phát triển các công nghệ mới, góp phần thúc đẩy sự đổi mới nhanh chóng mà chúng ta đang chứng kiến, đặc biệt trong khu vực.

Tại Việt Nam, việc ra mắt chương trình chuyển đổi số quốc gia tới năm 2025 bao gồm đầu tư cơ sở hạ tầng, an ninh mạng, phát triển văn hóa số, thúc đẩy thanh toán kỹ thuật số, xây dựng một nguồn lực lao động đáp ứng nhu cầu số trong tương lai… là một bước đi lớn, tích cực và đúng hướng.

Kim chỉ nam trong hành trình chuyển đổi là trở thành một tổ chức ưu tiên các giải pháp ứng dụng dữ liệu và ưu tiên kỹ thuật số. Là một ngân hàng quốc tế, chúng tôi đang xây dựng các giải pháp số hóa toàn cầu theo một mô hình trung tâm, đồng thời, chúng tôi cũng tập trung vào việc phát triển mạnh lĩnh vực này trong khu vực. Chúng tôi cũng có một đội ngũ (bao gồm Việt Nam) am hiểu địa phương và có khả năng đưa ra thị trường các giải pháp đổi mới phù hợp với nhu cầu và thói quen của các khách hàng./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Tập đoàn VNPT tăng trưởng 7% năm 2024
    Năm 2024, mặc dù thị trường viễn thông - công nghệ thông tin gặp khá nhiều khó khăn, song với nhiều nỗ lực và quyết tâm cao, Tập đoàn VNPT vẫn giữ vững thị phần với các dịch vụ trọng điểm, tối ưu chi phí, để doanh thu, lợi nhuận toàn Tập đoàn được duy trì và tăng trưởng so với cùng kỳ.
  • Hướng tới vinh danh các "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam” 2024
    Giải thưởng "Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam" là giải thưởng vinh danh những sản phẩm, giải pháp, nền tảng xuất sắc, tiêu biểu, thể hiện năng lực của doanh nghiệp Việt và người Việt trong việc làm chủ về công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ số.
  • 5,5 tỷ người trên thế giới sử dụng Internet
    Theo báo cáo mang tên “Thực tế và Con số 2024” của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), năm 2024 đã có thêm 227 triệu người được tiếp cận Internet, nâng tổng số người sử dụng Internet lên 5,5 tỷ người, chiếm 68% dân số toàn cầu.
  • Bưu điện hợp tác với công ty hàng đầu Hàn Quốc về công nghệ, sàn giao dịch dữ liệu
    Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) và Công ty DataStreams Corp (DataStreams) hợp tác trong lĩnh vực công nghệ dữ liệu nhằm khai thác sức mạnh dữ liệu để nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường năng lực cạnh tranh và mang lại giá trị gia tăng cho khách hàng.
  • Chấn chỉnh, đảm bảo hoạt động bán hàng đa cấp diễn ra trong khuôn khổ pháp luật
    Các hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng biến tướng ti vi dưới nhiều hình thức. Đây là lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, dễ bị biến tướng thành các hoạt động lừa đảo, huy động tài chính bất hợp pháp, gây hệ lụy xấu trên quy mô lớn cho xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Chuyển đổi số: Vai trò của Chính phủ và các cơ quan quản lý là rất quan trọng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO