Chuyển đổi số

"Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp

Hoàng Linh 30/10/2024 08:20

Đề án chuyển đổi số nông nghiệp 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức được mobiAgri hiện thực hóa bằng hành trình xanh mang tên “Chuyến xe nông dân - Cân triệu ha lúa”.

Trong quý IV năm 2024, MobiFone phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Sóc Trăng và TP. Cần Thơ triển khai chuỗi chương trình “Chuyến xe nông dân” trên nền tảng dịch vụ nông nghiệp thông minh mobiAgri.

Là những vựa lúa quan trọng của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đóng vai trò tiên phong chuyển đổi phương thức canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp, xây dựng nền nông nghiệp bền vững, Cần Thơ và Sóc Trăng là hai địa phương trọng điểm được lựa chọn triển khai năm 2024.

Chương trình “Chuyến xe nông dân” không chỉ giúp bà con tiếp cận kiến thức canh tác mới mà còn đồng hành cùng cơ quan quản lý nông nghiệp tại địa phương triển khai thành công Đề án 1 triệu hecta lúa chất lượng cao của Chính phủ, mang lại lợi ích kinh tế và môi trường to lớn.

banner-chuyen-xe-nong-dan.jpg

Trải nghiệm công nghệ và thi sinh động

Lấy người nông dân làm trung tâm, lấy mục tiêu chia sẻ các quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp làm trọng yếu, chuỗi chương trình Chuyến xe nông dân được triển khai chuyên nghiệp với sự kết hợp, ứng dụng công nghệ số trong đào tạo và thi kiểm tra kiến thức.

Thông qua chương trình, lần đầu tiên, những người nông dân trước đây chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với công nghệ đã được làm quen với một sản phẩm chuyển đổi số toàn diện.

Cụ thể, bà con được tiếp cận ngân hàng kiến thức nông nghiệp của Đề án 1 triệu hecta lúa, Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL trong khuôn khổ Sổ tay hướng dẫn, được phối hợp xây dựng bởi Cục Trồng trọt và Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế (IRRI) phối hợp soạn thảo, áp dụng cho triển khai Đề án, được hoàn toàn trực tuyến (online) trên thiết bị di động từ dịch vụ mobiAgri, sau đó là trải nghiệm thi kiểm tra kiến thức trực tiếp trên hệ thống thi trực tuyến của MobiFone.

hoi-thao.jpg

Tại vòng thi kiểm tra online, mỗi nông dân sẽ được cấp 1 tài khoản để tham gia nghiên cứu, ôn tập và thi trực tuyến tại website https://cxnd.mobiagrivn trong thời gian diễn ra trên địa bàn. Theo Ban tổ chức chương trình, bà con tham dự cuộc thi được chấm điểm, công bố điểm và bảng xếp hạng ngay chỉ trong vài giây.

Việc hướng tới sử dụng hệ thống thi online và lưu trữ học liệu trực tuyến là một bước đột phá mới mẻ, giúp bà con nông dân làm quen, thụ hưởng tính tiện lợi của các sản phẩm số. Đồng thời, đánh dấu chương trình đầu tiên có sự kết hợp các sản phẩm nền tảng không gian mới MobiFone trong hành trình chuyển đổi số.

chuyen-xe-nong-dan.png

Kết thúc vòng thi online, Top 200 thí sinh có điểm số cao nhất sẽ nhận 1 phần quà trị giá 100.000 đồng; top 10 thí sinh có điểm số cao nhất nhận 1 phần quà trị giá 500.000 đồng; top 3 thí sinh xuất sắc nhất sẽ được chọn làm đội trưởng 3 đội thi tham gia vòng chung kết.

Tại vòng thi chung kết, ba đội thi được tổ chức với số lượng đội viên là 3 - 5 người/đội, trực tiếp tham gia các vòng thi năng khiếu, hỏi - đáp, hùng biện. Giám khảo trực tiếp đánh giá, chấm điểm các đội thi là các chuyên gia, các cán bộ trực tiếp tham gia triển khai Đề án 1 triệu hec-ta lúa tại địa phương.

Sau vòng thi chung kết, các đội tham gia đều nhận được đồng phục, kỷ niệm chương của Chương trình và các giải thưởng giá trị: 1 giải Nhất trị giá 20 triệu đồng; 1 giải Nhì trị giá 15 triệu đồng; 1 giải Ba trị giá 10 triệu đồng. Huyện có thí sinh tham gia vòng thi online đông nhất sẽ nhận được phần quà trị giá 5 triệu đồng.

Một sự hợp tác ý nghĩa hỗ trợ người nông dân CĐS

Chương trình “Chuyến xe nông dân” là sự kiện lớn, được kết hợp triển khai bởi Tổng công ty Viễn thông MobiFone và Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, TP. Cần Thơ. Chuỗi chương trình bao gồm 100 cuộc thi trực tuyến và hội thảo tại các địa bàn, đón tiếp hơn 10.000 bà con nông dân từ hai địa phương.

Trực tiếp tham gia dẫn giảng, đào tạo xuyên suốt các buổi hội thảo là các chuyên gia nông nghiệp hàng đầu tại Sở NN&PTNT, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp, thành viên hợp tác xã nông nghiệp và các các bộ khuyến nông địa phương.

Tại đây, các chuyên gia chia sẻ về quy trình sản xuất lúa, những kiến thức và kinh nghiệm canh tác thực tế, giúp bà con tối ưu hóa quy trình sản xuất đang áp dụng, hiểu rõ về giống lúa chất lượng cao và các kỹ thuật gieo trồng có lợi cho môi trường, chung tay xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững. Mọi thắc mắc, khó khăn của người nông dân trong canh tác cũng sẽ được các chuyên gia giải đáp trực tiếp tại Hội thảo.

Đồng hành cùng chương trình trong những sự kiện đầu tiên tại Cần Thơ, ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ bày tỏ quan điểm và hy vọng chuỗi chương trình Chuyến xe nông dân của MobiFone sẽ được tiếp tục triển khai sâu rộng hơn tại các địa bàn khác trong thời gian tiếp theo để hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong hành trình chuyển đổi số nông nghiệp.

a-nghiem-pgd-so-nnptnt-tp.can-tho-.jpg
Ông Trần Thái Nghiêm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP. Cần Thơ hành tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ của Đề án.

Thông tin với PV Tạp chí TT&TT, đại diện MobiFone cho biết, tính đến cuối tháng 10/2024, sau hơn 1 tháng triển khai, hành trình xanh của Chuyến xe nông dân đã tiếp cận được gần 4.000 bà con nông dân trên các địa bàn, trên 50 hội thảo thi online được tổ chức thành công, hơn 200 phần quà đã được trao cho những bà con nông dân xuất sắc. Hai chương trình chung kết sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024 tại TP. Sóc Trăng và TP. Cần Thơ.

Cũng theo MobiFone, từ 2025, chuỗi chương trình Chuyến xe nông dân có thể được nhân rộng triển khai tại các tỉnh khác thuộc khu vực ĐBSCL cũng như Đồng bằng Bắc bộ hoặc Tây Nguyên.

"Chuyển đổi số trong nông nghiệp thật không dễ dàng, nhưng mobiAgri - MobiFone sẵn sàng đồng hành cùng nông dân Việt Nam đặt những viên gạch đầu tiên trên con đường xây dựng một nền nông nghiệp số hiện đại, phát triển và bền vững", MobiFone khẳng định.

Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong định hướng chuyển đổi phương thức canh tác lúa bền vững ở ĐBSCL và hình thành, phát triển các vùng nguyên liệu tập trung quy mô lớn ổn định lâu dài, bảo đảm chất lượng canh tác bền vững và hiệu quả.

Đề án đưa ra mục tiêu giảm 30% chi phí đầu vào, góp phần giảm chi phí sản xuất lúa cho các hộ nông dân khoảng 9.500 tỷ đồng; tỉ suất lợi nhuận của người trồng lúa tăng 50%; góp phần giảm 10% lượng khí nhà kính phát thải.

Đề án gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình canh tác bền vững nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững của ngành lúa gạo, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế./.

Bài liên quan
Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
"Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO