Cuộc sống của người dân Papua New Guinea dần thay đổi nhờ Internet

Trần Sỹ| 17/12/2021 09:48
Theo dõi ICTVietnam trên

Công nghệ thông tin (CNTT) và các phương tiện truyền thông mạng xã hội đã tác động như thế nào đến cộng đồng dân cư ở Papua New Guinean (PNG)? Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đất nước PNG đang thay đổi mạnh mẽ….

WEF viết rằng với những ngọn núi lửa đang hoạt động, rạn san hô, rừng nhiệt đới và những bãi biển ngoạn mục, quốc đảo Papua New Guinea ở Thái Bình Dương là một thiên đường nhiệt đới. Thủ tướng của đất nước, James Marape, năm ngoái đã dẫn đầu một chương trình nghị sự về chuyển đổi kỹ thuật số nhằm mục đích khai thác tiềm năng của công nghệ để thúc đẩy phát triển và thương mại. Vấn đề ở đây là, trong khi sóng di động đã phủ đến 80% người dân Papua New Guinea, thuê bao internet cố định và di động chỉ đáp ứng khoảng 11% dân số.

Từ chỗ Internet là dịch vụ xa xỉ …

Thật vậy, Papua New Guinea là một trong những quốc gia có nền văn hóa đa dạng nhất trên thế giới, nhưng 80% trong số khoảng 9 triệu dân sống ở nông thôn và dựa vào cuộc sống tự cung tự cấp để tồn tại.

Trong nhiều năm, mang những nền văn minh công nghệ mới đến với đất nước PNG luôn là một thách thức phát triển đối với chính phủ và các đối tác phát triển, cho đến khi điện thoại di động và Internet xuất hiện nơi đây.

Trong số những thay đổi đã diễn ra ở đất nước này 20 năm qua, công nghệ truyền thông, đặc biệt là mạng di động và các dịch vụ di động đi kèm, đã có tác động đáng kể đến tất cả các khía cạnh của đời sống và văn hóa nông thôn.

Chỉ hơn 10 năm trước, ‘Internet’ là một từ vô cùng xa lạ đối với phần lớn nông thôn và phần lớn tầng lớp lao động trung bình ở các thị trấn và thành phố ở PNG. Kết nối Internet không được phổ cập đầy đủ do chi phí dịch vụ có giá “cắt cổ”. Do đó, Internet bị coi là xa xỉ, bởi vì người dân tất nhiên sẽ dành tiền bạc để trả cho những chi phí tiếp cận các dịch vụ cơ bản khác, như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và giao thông. Đó là những lựa chọn quan trọng hơn đối với đa số người dân ở nông thôn.

.. đến kỷ nguyên chuyển đổi

Giai đoạn từ 2006 đến 2015 là một thời kỳ chuyển đổi ở PNG, không chỉ về truyền thông và báo chí, mà còn là khả năng tiếp cận thông tin và tham gia vào các chương trình nghị sự của quốc gia và địa phương. Từ việc không có ý tưởng về Internet, giờ đây việc sở hữu và sử dụng điện thoại thông minh 3G với cả thế giới trong tầm tay họ là một bước nhảy vọt to lớn trong văn hóa đương đại PNG.

Một thứ xa xỉ đối với gia đình cách đây hơn 10 năm nay đã trở thành “chuyện thường ngày” với hầu hết các hộ gia đình và cá nhân nông thôn, nhờ vào tốc độ tăng trưởng băng thông rộng di động ấn tượng. Điều này có được với người dân PNG là do sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường di động vào năm 2007 và sự phổ biến của các phương tiện truyền thông xã hội.

Mặc dù Thống kê Thế giới Internet cho thấy sự thay đổi không đáng kể về mức độ thâm nhập Internet ở PNG, nhưng những quan sát thô sơ trong xã hội, cùng với tác động đa dạng của Internet, đã vẽ nên một bức tranh khác. 

Tác động của Internet và phương tiện truyền thông xã hội nhìn chung có bản chất giống nhau ở tất cả các nước đang phát triển. Tuy nhiên, kết quả của những tác động này khác nhau tùy thuộc vào địa lý, trình độ dân trí, sự phát triển kinh tế, mức độ sẵn sàng của xã hội, chính sách thể chế và nhận thức chung về công nghệ của các quốc gia.

Khoảng cách số cũng được định nghĩa theo cách khác. Đó là một xã hội đang phát triển được kết nối và khoảng cách kỹ thuật số được xác định theo mức độ và loại tác động của công nghệ số đối với người dùng. Cần biết rằng mọi người sử dụng Internet vì nhiều lý do khác nhau. Ví dụ, một nông dân truy cập Internet để kiểm tra thông tin thị trường và duy trì hoạt động kinh doanh của mình, so với một nông dân khác sử dụng Internet để lên mạng xã hội hoặc chơi game trực tuyến, hay với một người sử dụng Internet không vì mục đích trau dồi kiến thức của mình.

Mặc dù người dùng nông thôn được bao phủ và có quyền truy cập Internet, nhưng nếu thái độ đối với việc sử dụng công nghệ không đúng, kết quả tiềm năng của các nỗ lực xóa khoảng cách kỹ thuật số sẽ ít đáng kể hơn. 

Cuộc sống của người dân Papua New Guinea dần thay đổi nhờ Internet - Ảnh 1.

Những người phụ nữ tụ tập ở Làng Luapul, Trung tâm New Ireland, Tỉnh New Ireland, Papua New Guinea. (Ảnh: https://blog.apnic.net)

Nhưng Internet mang lại tác động cả tích cực và tiêu cực cho người dân PNG

Những tác động tích cực của mạng xã hội rất đáng chú ý với người dân ở nông thôn PNG. Về giáo dục và đọc viết, một số người ở nông thôn có trình độ học vấn thấp nhất có thể phát âm và đọc các từ tiếng Anh cơ bản biết cách nhập URL Facebook nhưng không thể nhập chính xác các địa chỉ web khác trên điện thoại của họ. Tương tự, họ có thể điều hướng dễ dàng trên Facebook nhưng không phải trên các trang web khác. Một người đàn ông lớn tuổi ở PNG không biết đọc nhưng ông ấy hiểu các con số. Vì thế, ông đã dùng con số để làm ký hiệu tên liên lạc trên điện thoại của mình. Chẳng hạn, số 1 là tên liên lạc của con trai ông đang làm việc trên thành phố. Khi điện thoại của ông đổ chuông và ông thấy số 1 đang gọi, ông biết đó là con trai mình đang gọi. Vì vậy, rào cản giáo dục cũng được hạ xuống, giúp mọi người có thể đọc, nhìn thấy hình ảnh và mở rộng kiến thức của họ.

Các tác động tiêu cực ở PNG cũng phổ biến như ở các nước đang phát triển khác. Hầu hết người dùng Internet ở nông thôn, coi Internet là “điều tốt nhất” trong kỷ nguyên hiện đại, họ bị lu mờ bởi sự cường điệu của thế giới kết nối và họ không nhận ra những tác động bất lợi mà Internet có thể gây ra cho họ. Họ sẽ không nhận ra mình có trở thành nạn nhân của tội phạm mạng hay không, bởi vì họ sẽ cần phải hiểu đầy đủ về các loại tội phạm mạng để biết các mối đe dọa.

Một tác động tiêu cực phổ biến khác mà Internet gây ra đối với người dùng nông thôn là tính kinh tế, với một số gia đình đã bỏ qua chi tiêu thiết yếu của hộ gia đình để mua các gói dữ liệu truy cập Facebook hoặc thực hiện các hoạt động xã hội hoặc giải trí trực tuyến. Ví dụ, trẻ em có thể phải đi bộ trên lề đường vài km để đến trường vào sáng hôm sau vì bố chúng đã tiêu hết những đồng Kina cuối cùng vào gói dữ liệu cho Facebook. Nghiên cứu hàn lâm ở Kenya, nêu rõ chi phí đăng ký và duy trì tài khoản Facebook, là tiêu biểu cho thực tế ở hầu hết các nước đang phát triển, bao gồm cả PNG.

Thách thức cần giải quyết để phát huy tiềm năng của Internet với người dân

Chính vì những tác động trên, các chính phủ, hiệp hội pháp lý và các đối tác phát triển đối mặt với thách thức chủ yếu liên quan đến các thực hành tốt nhất để ngăn chặn các tác động tiêu cực. Các tổ chức cần đưa ra khung pháp lý phù hợp và rõ ràng đối với vấn đề tội phạm mạng, đặc biệt là trên phương tiện truyền thông xã hội; sắp xếp thể chế để bảo vệ và củng cố Luật Người tiêu dùng và Quyền con người; có các khuôn khổ pháp lý.

Đối với cấp độ người dùng, thách thức có thể nằm ở việc ý thức sử dụng Internet của người dân, như mong muốn sử dụng Internet cho tất cả các mục đích sai trái, như khiêu dâm, hẹn hò, lừa đảo. Chính vì vậy, các tổ chức cần quảng bá và duy trì văn hóa truyền thống của người dân thông qua việc sử dụng Internet và web di động. Vấn đề chi phí liên quan đến việc sử dụng Internet cũng cần được đặt ra. Mục tiêu của Internet PNG Clique (iPNGC) là chuyển đổi niềm đam mê và tạo ra lợi ích tích cực cho tất cả các bên liên quan và người dùng Internet.

Cuộc sống của người dân Papua New Guinea dần thay đổi nhờ Internet - Ảnh 2.

Một gia đình dùng chung điện thoại để đọc tin tức trên Internet.

(Ảnh: https://blog.apnic.net)

Để tiếp tục phát triển khả năng kết nối và tiếp cận công nghệ hiện đại của đất nước, chính phủ PNG đã đầu tư cơ sở hạ tầng truyền thông để kết nối PNG đại lục (nơi có phần lớn dân số) bằng cách sử dụng cáp quang qua các cột điện cao thế. Dự án Mạng băng thông rộng Quốc gia này được thiết kế để cung cấp các dịch vụ mới như y tế điện tử, giáo dục điện tử, truyền hình kỹ thuật số và các ứng dụng Chính phủ điện tử, và nhiều dịch vụ khác; đồng thời cung cấp đường trục cho các dịch vụ băng rộng di động và cố định mới trên toàn quốc.

Khả năng kết nối và tiếp cận được gia tăng chắc chắn sẽ nhân các cơ hội và thách thức hiện tại lên một cấp độ hoàn toàn mới khi sự hòa nhập kỹ thuật số và quyền công dân được mở ra. 

Hiện tại, PNG vẫn bị hạn chế bởi khoảng cách kỹ thuật số. Theo Ngân hàng Thế giới, khoảng 70% người dùng Internet của quốc gia này sống ở hai thành phố lớn nhất của PNG - thủ đô Port Moresby và Lae. Các khu vực nông thôn hẻo lánh, nơi 87% trong số ước tính khoảng 9 triệu người dân PNG sinh sống vẫn là các đối tượng chưa được tiếp cận nhiều với Internet.

Cơ sở hạ tầng có tiềm năng mang lại các dịch vụ kỹ thuật số cũng bị lệch. Cơ quan CNTT-TT quốc gia của PNG cho biết vào năm 2019, chỉ 1,2% đăng ký internet là dịch vụ đường dây cố định. Điều này ít quan trọng hơn so với trước đây vì nhiều quốc gia đang phát triển hiện đang sử dụng điện thoại di động để “đi tắt đón đầu” các mạng cố định chắp vá. Tuy nhiên, tốc độ đang kìm hãm tiềm năng: trong khi phần lớn truy cập web của PNG là thông qua thiết bị di động, chỉ 20% trong số đó là trên mạng 4G.

Cũng chỉ có một lượng nhỏ Tok Pisin - ngôn ngữ được đọc và nói rộng rãi nhất của PNG - có sẵn trên mạng. Tất cả những yếu tố này hạn chế quyền truy cập và sử dụng các dịch vụ kỹ thuật số, bao gồm cả thanh toán và tiện ích. Điều đó cũng có thể hạn chế đầu tư vào thị trường.

Theo Ngân hàng Thế giới, dịch COVID-19 đã góp phần làm tăng thâm hụt ngân sách ở PNG, chứ không phải do giá nông sản giảm. Ngoài ra còn có những áp lực đối với dự trữ ngoại tệ của đất nước.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã góp phần đưa CNTT đến với PNG thông qua chương trình Facilitation 2.0. Được sự hỗ trợ của chính phủ Úc, chương trình đã làm việc với các bên liên quan trong khu vực công và tư nhân của PNG để tạo nền tảng cho sự phát triển kỹ thuật số, bao gồm cả thương mại điện tử.

PNG, như mọi nơi, bị ảnh hưởng mạnh bởi dịch COVID-19; ngành du lịch của PNG đã chứng kiến tỷ lệ hủy phòng 90% trong năm 2020. Khi đất nước phục hồi, các nâng cấp kỹ thuật số - bao gồm cả một tuyến cáp dữ liệu mới dưới biển - có thể giúp PNG xác định các cơ hội mới để tăng trưởng.

Nhưng nếu PNG có thể giải quyết vấn đề đau đầu về công nghệ của mình, những lợi ích mới đưa đất nước tiến lên có thể mở ra. Theo một cuộc khảo sát năm 2019 với các CEO hàng đầu ở Papua New Guinea, một mạng lưới viễn thông không đáng tin cậy là yếu tố số một mà các doanh nghiệp phải đối mặt.

Chi phí dữ liệu thấp hơn và môi trường pháp lý được nâng cấp, kết hợp với nguồn lực con người và hệ sinh thái của PNG, có thể là bàn đạp đưa PNG vào một kỷ nguyên mới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Cuộc sống của người dân Papua New Guinea dần thay đổi nhờ Internet
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO