Đảm bảo an toàn thực phẩm cho du khách đến thị trấn Tam Đảo

Kim Hiền| 11/12/2017 17:22
Theo dõi ICTVietnam trên

Theo dự báo, dịp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch, lượng du khách đến thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo) tham quan, nghỉ dưỡng tăng cao. Bên cạnh việc bảo đảm cơ sở vật chất, an ninh trật tự cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng, Đảng ủy, UBND thị trấn Tam Đảo tăng cường siết chặt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, quyết liệt không để thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ lưu thông trên thị trường.

Những năm qua, lượng du khách đến thị trấn Tam Đảo tham quan và nghỉ dưỡng tăng cao, do vậy hệ thống các cơ sở kinh doanh lưu trú, nhà hàng, dịch vụ ăn uống cũng tăng đột biến nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Hiện nay, toàn thị trấn Tam Đảo có khoảng hơn 80 nhà hàng, điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống đường phố, gần 40 gian hàng kinh doanh thực phẩm tại khu chợ tạm và gần 120 tiểu thương ở các địa phương lân cận lên thị trấn buôn bán thực phẩm tươi, sống. Xác định việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao chất lượng du lịch, Đảng ủy, UBND thị trấn thường xuyên đưa ra các giải pháp nhằm siết chặt công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm, không để thực phẩm không rõ nguồn gốc, không an toàn lưu thông trên thị trường, phòng, tránh ngộ độc thực phẩm.

Cán bộ UBND thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo) thường xuyên tuyên truyền, nhắc nhở các hộ kinh doanh chấp hành nghiêm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian gần đây, trên địa bàn thị trấn Tam Đảo xuất hiện một số tiểu thương tại khu chợ tạm kinh doanh một số mặt hàng thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ như: Táo mèo, hạt dẻ, bánh kẹo, các loại thuốc Nam, hoa quả… nhưng lại in tem, nhãn xuất xứ được sản xuất tại thị trấn Tam Đảo và nhiều mặt hàng không có tem, nhãn xuất, xứ nguồn gốc, gây hiểu lầm cho du khách. UBND thị trấn đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền và yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đóng gói các loại hàng hóa trên phải ghi rõ địa chỉ nơi sản xuất, định lượng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần và có thẩm định của cơ quan có thẩm quyền để có thể truy xuất, nguồn gốc thực phẩm theo quy định, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Anh Đặng Văn Bình, tiểu thương kinh doanh mặt hàng bánh kẹo, hoa quả tại khu chợ tạm thị trấn Tam Đảo chia sẻ: “Trước đây, các mặt hàng bánh kẹo, hoa quả tại cửa hàng tôi không được dán tem, nhãn mác nguồn gốc xuất xứ sản phẩm. Được sự tuyên truyền của chính quyền thị trấn về tác hại của việc các sản phẩm không rõ nguồn gốc sẽ ảnh hưởng đến uy tín du lịch của thị trấn và vi phạm quy định của pháp luật, thời gian tới, cơ sở kinh doanh gia đình tôi sẽ phối hợp với nhà sản xuất, thực hiện đúng việc dán tem, nhãn mác nguồn gốc sản phẩm theo đúng quy định và cam kết không bán sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, bảo vệ hình ảnh du lịch của thị trấn Tam Đảo”.

Đồng chí Trần Quang Thà, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Tam Đảo cho biết: Việc các sản phẩm hàng hóa không sản xuất tại thị trấn nhưng lại được dán tem, nhãn mác xuất xứ tại địa phươngđã ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín du lịch của thị trấn. Từ nay đến hết tháng 12/2017, UBND thị trấn sẽ chỉ đạo quyết liệt, yêu cầu các hộ kinh doanh phải hủy bỏ bao bì đóng gói ghi xuất xứ tại thị trấn. Sau thời gian trên, nếu các hộ kinh doanh không chấp hành sẽ kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, Tổ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trấn thường xuyên tiến hành kiểm tra các mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi, sống lưu thông trên thị trường. Tổ công tác lập điểm chốt tại km21 quốc lộ 2B để kiểm tra đột xuất thực phẩm của các thương lái dưới chân núi vận chuyển lên tiêu thụ, yêu cầu các thương lái xuất trình giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ sản phẩm, nếu không đủ điều kiện sẽ không cho số thực phẩm trên lưu thông trên thị trường thị trấn Tam Đảo.

Bên cạnh việc siết chặt quản lý thực phẩm, nông sản lưu thông trên thị trường, thị trấn Tam Đảo cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho các tiểu thương, hộ kinh doanh. Từ đầu năm 2017 đến nay, UBND thị trấn đã phối hợp với Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tổ chức 4 lớp tập huấn về an toàn thực phẩm, trong đó, có 2 lớp cho các hộ kinh doanh ăn uống tại thị trấn, 2 lớp cho các tiểu thương thuộc các địa phương lân cận cung cấp thực phẩm tươi sống trên địa bàn, với gần 400 lượt người tham gia. Ngoài ra, UBND thị trấn yêu cầu tất cả các hộ kinh doanh về thực phẩm trên địa bàn ký cam kết về an toàn thực phẩm, tuân thủ nghiêm các điều kiện về sản xuất, chế biến, bảo quản và chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm do mình kinh doanh…

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Đảm bảo an toàn thực phẩm cho du khách đến thị trấn Tam Đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO