Mô hình - Giải pháp - Công nghệ

Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CĐS trong DN nhỏ và vừa

ThS. Phạm Minh Tú - Trường Đại học Lao động – Xã hội 10/03/2023 15:30

Chuyển đổi số (CĐS) là vấn đề cấp thiết cho tất cả các doanh nghiệp (DN) ở mọi quy mô. CĐS giúp các DN nâng cao hiệu quả hoạt động, trải nghiệm khách hàng và đặc biệt là khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, đối với những DN nhỏ và vừa (SME) với số vốn ít và khả năng đầu tư vào công nghệ còn hạn chế, họ nên làm gì để chuyển đổi số? CĐS trong SME là việc tích hợp công nghệ số vào quá trình hoạt động kinh doanh của tổ chức, với mục tiêu chính là gia tăng hiệu quả vận hành, nâng cao trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng và hơn nữa là tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường. CĐS trong SME có thể thực hiện thông qua việc tư duy lại hướng kinh doanh, đánh giá lại chuỗi giá trị, kết nối lại với khách hàng và cấu trúc lại DN.

sme.jpeg

Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra khảo sát để kiểm định mô hình về tác động của một số yếu tố tới mức độ ứng dụng CĐS của các SME tại Hà Nội. Phân tích được thực hiện thông qua kiểm định thang đo hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy tuyến tính bội.

Kết quả phân tích hồi quy đa biến cho thấy có năm nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CĐS trong của các SME là: Nhận thức về lợi ích; Nhận thức về rủi ro; Khả năng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, Quy mô DN; Số năm thành lập. Kết quả nghiên cứu được thảo luận trong bài viết và các gợi ý được đưa ra cho các nhà quản trị DN và các nhà hoạch định chính sách.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ở Việt Nam hiện nay, số lượng SME chiếm hơn 98% số DN cả nước. Các SME đóng vai trò quan trọng giúp tạo nhiều việc làm, huy động các nguồn lực xã hội cho phát triển kinh tế, góp phần quan trọng trong xóa đói giảm nghèo.

Tại địa bàn TP. Hà Nội, các SME có đóng góp hơn 40% GDP cho thành phố; tạo công ăn việc làm cho hơn 50% lao động. Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh phát triển của Cách mạng công nghiệp 4.0, đẩy mạnh CĐS là một yêu cầu tất yếu để nâng cao năng lực quản lý và khả năng cạnh tranh của SME. Nghiên cứu này sẽ đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CĐS trong của các SME trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Các nghiên cứu trước đã xem xét tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng tới mức độ ứng dụng CĐS trong, như: nhận thức về lợi ích; nhận thức về rủi ro. Các yếu tố này đều được đưa vào mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả.

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng xem xét tác động của khả năng triển khai ứng dụng CĐS tới mức độ ứng dụng CĐS của SME. Các biến độc lập và biến phụ thuộc được xem xét như sau:

Nhận thức về lợi ích: nhân tố này bao gồm các chỉ báo “Tăng tốc độ xử lý dữ liệu, tạo báo cáo” (LOIICH1), “Tiết kiệm chi phí về nhân lực” (LOIICH2), “Tăng hiệu quả quản lý sản xuất, kinh doanh - SXKD”(LOIICH3), “Đáp ứng nhu cầu mở rộng về phạm vi và quy mô SXKD”(LOIICH4), “Làm tăng uy tín và giá trị thương hiệu”(LOIICH5).

Nhận thức về rủi ro: nhân tố này được thiết lập bởi các chỉ báo là “Mức độ bảo mật thông tin giảm” (RUIRO1), “Lợi ích đem lại ít hơn vốn đầu tư” (RUIRO2), “Đòi hỏi người quản lý DN phải có trình độ về tin học và ngoại ngữ” (RUIRO3), “Giảm tính chủ động trong quản lý vì lệ thuộc vào phần mềm” (RUIRO4), “Gặp rủi ro về virus máy tính, sự cố về phần cứng, phần mềm làm ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống” (RUIRO5).

Khả năng triển khai: nhân tố này được xem xét dưới các khía cạnh “Nhu cầu ứng dụng CĐS trong các SME” (KNTK1), “DN có nguồn quỹ phát triển ứng dụng CĐS” (KNTK2), “DN nhận thấy cần ứng dụng CĐS trong hoạt động của DN” (KNTK3), “DN hiểu về tầm quan trọng của ứng dụng CĐS trong điều hành DN” (KNTK4).

Mức độ ứng dụng CĐS: Biến phụ thuộc được đánh giá bằng ba biến quan sát “Mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính” (MDUD1), “Số lượng phần mềm đã ứng dụng trong quản lý” (MDUD2), “Trong thời gian tới DN sẽ triển khai ứng dụng các phần mềm” (MDUD3).

Trên cơ sở đó, các giả thuyết nghiên cứu sau được đề xuất:

H1: Nhận thức về lợi ích đem lại của việc ứng dụng CĐS có tác động thuận chiều tới mức độ ứng dụng.

H2: Nhận thức về rủi ro mà DN sẽ gặp phải khi ứng dụng CĐS có tác động ngược chiều tới mức độ ứng dụng.

H3: Khả năng triển khai ứng dụng CĐS có tác động thuận chiều tới mức độ ứng dụng.

Ngoài ra, mô hình còn bao gồm các biến kiểm soát: quy mô DN, lĩnh vực hoạt động, số năm thành lập.

Phương pháp nghiên cứu

Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này được kế thừa từ các nghiên cứu trước. Các thang đo đều sử dụng dạng Likert 5 điểm; trong đó 1 là rất ít, 2 là ít, 3 trung bình, 4 là nhiều, 5 là rất nhiều.

Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, trong nghiên cứu này, 200 phiếu câu hỏi được gửi tới các SME ở Hà Nội. Nhóm nghiên cứu nhận lại được 191 phiếu và sử dụng cho phân tích. Trong mẫu có 46 DN có doanh thu dưới 10 tỷ đồng/năm, 101 DN có doanh thu dưới 20 tỷ đồng/năm, 24 DN có doanh thu dưới 200 tỷ đồng/năm và 20 DN có doanh thu dưới 300 tỷ đồng/năm.

Về lĩnh vực hoạt động, các DN tham gia điều tra chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ (có 84 DN, chiếm 44%), tỷ lệ DN thuộc lĩnh vực tin học chỉ chiếm phần nhỏ (16,8%), còn lại là các DN thuộc các lĩnh vực khác. Về số năm thành lập, có 45 DN có thời gian thành lập dưới 2 năm, 54 DN có thời gian từ 2 năm đến dưới 5 năm, 49 DN từ 5 năm đến dưới 10 năm và 43 DN trên 10 năm.

Kết quả nghiên cứu

Đánh giá thang đo

Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy của từng thang đo và thực hiện phân tích nhân tố khám phá (EFA) để đánh giá giá trị hội tụ và phân biệt của các thang đo. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các thang đo đều đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị.

Cụ thể: Cronbach’s alpha của thang đo nhận thức về lợi ích là 0.882; của thang đo nhận thức về rủi ro là 0.911; của thang đo khả năng triển khai là 0.918; của thang đo mức độ ứng dụng là 0.905. Phân tích EFA được thực hiện riêng cho biến phụ thuộc (Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin - CNTT) và thực hiện đồng thời với 14 biến quan sát đo lường 3 biến độc lập. Kết quả phân tích EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về số nhân tố trích, tổng phương sai trích và hệ số tải.

bang-1_sme.png
Bảng 1: Kết quả đánh giá thang đo

Thực hiện phân tích EFA được thực hiện theo quy trình sau:

Thứ nhất, những thang đo đạt được hệ số tin cậy tốt trong phân tích Cronbach’s alpha sẽ tiếp tục đưa vào phân tích EFA nhằm chọn ra các chỉ báo có trọng số hội tụ trên một nhân tố.

Thứ hai, phân tích toàn bộ các chỉ báo được lựa chọn ở bước thứ nhất. Khả năng xảy ra tương quan cao do đây là cấu trúc đánh giá cảm nhận nên việc sử dụng phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay Varimax sẽ đạt hiệu quả tốt nhất.

Cuối cùng, để khi đọc kết quả phân tích được thuận tiện nên việc sắp xếp theo thứ tự giảm dần trong số các nhân tố dưới 0.5 cũng sẽ bị loại bỏ trên bảng báo cáo.

Trong nghiên cứu này, phân tích EFA được thực hiện riêng cho biến phụ thuộc (Mức độ ứng dụng CNTT) và thực hiện đồng thời với 14 biến quan sát đo lường 3 biến độc lập. Kết quả phân tích EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về số nhân tố trích, tổng phương sai trích và hệ số tải.

Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được nhóm nghiên cứu sử dụng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22 để kiểm định các giả thuyết đề ra trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định ANOVA cho thấy các thành phần biến độc lập LOIICH, RUIRO, KNTK và biến phụ thuộc MDUD có mối quan hệ với nhau (R hiệu chỉnh (Adjusted R square) = 0.501 (>0.5) và giá trị kiểm định F đạt giá trị 64.665 tại mức ý nghĩa sig = 0,000 <α=0.1). Do đó, mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho tổng thể.

Kết quả phân tích hồi quy bội cho thấy “nhận thức về lợi ích” có tác động thuận chiều lên “Mức độ ứng dụng CĐS” (β = 0.345; p < 0.001). Tương tự, “khả năng triển khai” cũng có tác động dương lên «mức độ ứng dụng CĐS” (β = 0.417; p < 0.001). Trong khi đó, “nhận thức về rủi ro” tác động ngược chiều đến “mức độ ứng dụng CĐS” (β = -0.255; p < 0.001). Như vậy các giả thuyết H1, H2, H3 được chấp nhận. Nhân tố “khả năng triển khai” có tác động mạnh nhất trong các biến độc lập tới “mức độ ứng dụng CĐS”.

bang-2_sme.png
Bảng 2: Kết quả phân tích hồi quy đa biến (Nguồn: Xử lý kết quả điều tra nghiên cứu)

Kết quả kiểm định ANOVA cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các SME có quy mô, số năm thành lập khác nhau trong mức độ ứng dụng CĐS; đồng thời không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

Kết quả kiểm định ANOVA cũng cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các DNNVV có quy mô, số năm thành lập khác nhau trong mức độ ứng dụng CĐS; đồng thời không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.

Năm thành lập: Thể hiện tuổi của DN có tác động đáng kể đến số lượng phần mềm ứng dụng trong quản lý được triển khai tại doanh nghiệp nhưng lại không có tác động đối với mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tại DN.

Quy mô DN: Có hệ số tương quan thuận chiều với với mức độ sử dụng máy tính, mạng máy tính và số lượng phần mềm ứng dụng đã triển khai.

Lĩnh vực kinh doanh: Những tác động của yếu tố này đến mức độ sử dụng máy tính và mạng máy tính tại DN và số lượng phần mềm ứng dụng trong quản lý đã triển khai là không có ý nghĩa thống kê.

Từ bảng kết quả hồi quy cho phép chúng ta kiểm định các hệ số hồi quy trong mô hình. Những thành phần có mức ý nghĩa thống kê nhỏ hơn 5% thì được giữ lại, và những thành phần có mức ý nghĩat hống kê lớn hơn 5% thì sẽ bị loại bỏ. Hệ số Bêta của thành phần nào càng lớn thì càng thể hiện sự quan trọng, thể hiện mức độ ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. Từ bảng kết quả phân tích hồi quy trên ta thấy, hằng số không có ý nghĩa thống kê và không có hệ số Beta. Ba nhân tố Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về rủi ro, Khả năng triển khai đều phù hợp và có ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CĐS.

Vậy phương trình hồi quy đối với các hệ số Beta đã chuẩn hóa như sau: MDUD = 0.345 LƠIICH – 0.255 RUIRO + 0.417 KNTK.

bang-3_sme.png
Bảng 3: Mức ảnh hưởng của các nhân tố theo hệ số Beta (Nguồn: Xử lý kết quả nghiên cứu)

Bàn luận và đề xuất

Nghiên cứu này xem xét tác động của một số nhân tố tới mức độ ứng dụng CĐS trong của các SME ở Hà Nội. Cụ thể, nghiên cứu đề xuất mô hình với 3 giải thuyết nghiên cứu về sự tác động của các nhân tố “nhận thức về lợi ích”, “nhận thức về rủi ro”, “khả năng triển khai”. Kết quả phân tích hồi quy đã chỉ ra các giả thuyết này được chấp nhận.

Tương tự các nghiên cứu trước, kết quả nghiên cứu đã khẳng định tác động thuận chiều của nhân tố “nhận thức về lợi ích” và tác động ngược chiều của nhân tố “nhận thức về rủi ro” tới “mức độ ứng dụng CĐS” trong quản lý của các SME. Trong nghiên cứu này, kết quả nghiên cứu đã ủng hộ giả thuyết về tác động thuận chiều của nhân tố “khả năng triển khai” tới “mức độ ứng dụng CĐS”.

Hơn nữa, đây là nhân tố có tác động mạnh nhất trong số các nhân tố ảnh hưởng trong mô hình. Điều này cũng phản ánh xu hướng trong thực tế khi các DN gia tăng nhu cầu ứng dụng CĐS, trong điều kiện có nguồn quỹ phát triển ứng dụng CĐS và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng CĐS trong điều hành nghĩa là khả năng triển khai được nâng cao hơn thì mức độ ứng dụng CĐS cũng được gia tăng.

Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất các kiến nghị sau để thúc đẩy việc ứng dụng CĐS trong DN như sau:

i. Đối với nhà quản lý DN

Để nâng cao mức độ ứng dụng CĐS trong cần phải có các biện pháp nâng cao nhận thức của cộng đồng SME, trước hết là đối với đội ngũ lãnh đạo của DN. Mặt khác, DN cần gia tăng chi phí đầu tư và xây dựng đội ngũ cán bộ CNTT của DN (hoặc thuê dịch vụ) gắn liền với các hoạt động quản lý, SXKD.

ii. Đối với các nhà hoạch định chính sách

Cần tăng cường hoạt động truyền thông, khuyến khích ứng dụng CĐS của các DN. Nội dung cần tập trung vào những lợi ích cụ thể khi DN ứng dụng CĐS trong điều hành.

Cần có chính sách hỗ trợ DN về vốn, cơ chế, chính sách, pháp luật, tư vấn về thiết bị, công nghệ hiện đại... nhằm tăng khả năng triển khai ứng dụng CĐS trong quản lý của SME; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ thông tin có cơ hội tiếp cận, giới thiệu sản phẩm với khách hàng; giao lưu, trao đổi và học hỏi các

Tài liệu tham khảo:

[[[[1. Mark Raskino - Graham Waller. Người dịch: Phạm Anh Tuấn - Huỳnh Hữu Tài 2021. Chuyển đổi số đến cốt lõi - Nâng tầm năng lực lãnh đạo cho ngành nghề, doanh nghiệp và chính bản thân bạn.

2. Morrell, M., & Ezingeard, J. N. (2020). Revisiting adoption factors of inter-organisational information systems in SMEs. Logistics Information Management, 15(1), 46-57.

3. Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2019). Vấn đề tin học hóa trong các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tạp chí Kinh tế và phát triển, 155 (2), 113-210

4. Trương Văn Tú (2018). Hệ thống thông tin và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Hội thảo quốc gia về vai trò của hệ thống thông tin quản lý đối với sự phát triển của các tổ chức”, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 25-38

5. Trịnh Hoài Sơn (2019). Nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý tại các doanh nghiệp SME ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, trường đại học Kinh tế quốc dân./.

(Bài đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 2 tháng 2/2023)

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Đừng bỏ lỡ
Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ứng dụng CĐS trong DN nhỏ và vừa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO