Đào tạo nhận thức về lừa đảo không chỉ đơn giản là giảm click chuột

Phạm Thu Trang - Thùy Linh - Lâm Thị Nguyệt| 16/07/2018 16:18
Theo dõi ICTVietnam trên

Nghiên cứu mới cho rằng mặc dù đã được đào tạo nhận thức lừa đảo “câu cá”, nhiều công ty vẫn đang rơi vào các thói quen cũ.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Ironscales, một công ty có trụ sở tại Israel, tuyên bố cung cấp nền tảng phòng chống, phát hiện và phản hồi lừa đảo tự động đầu tiên trên thế giới. Theo dữ liệu, từ 300 chuyên gia bảo mật, 85% người trả lời cho biết nhân viên của họ cần các công cụ hộp thư đến tốt hơn để phát hiện các lừa đảo.

Ironscales cho biết trung bình chỉ mất 82 giây để một email lừa đảo đi qua cổng và người nhận thư trở thành nạn nhân. Tuy nhiên, nhiều thống kê khác chỉ ra: hơn ba phần tư (76%) số người được hỏi cho biết họ đã đào tạo nhân viên để phát hiện email lừa đảo, gần một nửa cho biết tỷ lệ nhấp chuột vào email lừa đảo đã giảm nhờ vào nhận thức của nhân viên và chương trình đào tạo.

Một số kết quả đáng tranh luận từ khảo sát cũng được ghi nhận như sau. Một phần ba (35%) tổ chức cho biết họ không có địa chỉ email hoặc nút báo cáo để nhân viên chia sẻ thư đáng ngờ, trong khi hơn một nửa (55%) nói rằng nhóm bảo mật của họ gặp sự cố khi phát hiện thư lừa đảo. Đại đa số người trả lời (94%) cho biết tự động hóa các quy trình thủ công của Trung tâm điều hành an ninh, từ lúc phát hiện tấn công đến khi phản ứng, sẽ 'giảm đáng kể' lượng thiệt hại có thể gây ra cho một công ty.

Eyal Benishti, người sáng lập và giám đốc điều hành của Ironscales cho biết: “Cuộc khảo sát này đã chỉ ra rõ rằng lừa đảo hiện là mối quan tâm cao của tất cả mọi người, các tổ chức tiếp tục vật lộn để làm chệch hướng các mối đe dọa gây ra bởi các cuộc tấn công qua email”. "Trong bối cảnh mối đe dọa ngày nay, các doanh nghiệp không thể chỉ đơn giản là dựa vào đào tạo nhận thức lừa đảo hoặc đè nặng trách nhiệm vào các trung tâm điều hành an ninh."

Viết cho ấn phẩm này vào tháng Tư, Benishti lập luận rằng đào tạo nhận thức lừa đảo, như một phần của sự tập trung rộng hơn là nhận thức về bảo mật'. Hiện tượng tấn công phi kỹ thuật đã làm cho lừa đảo diễn ra quá thường xuyên và trở nên phức tạp để con người chịu phần lớn gánh nặng một mình” Benishti viết. “Khi các giám đốc công nghệ thông tin tiếp tục hợp tác chặt chẽ với giám đốc an toàn thông tin để tăng cường phòng thủ kỹ thuật số của mình, điều quan trọng bây giờ là họ nhận ra việc đào tạo nhận thức lừa đảo chỉ là một phần nhỏ của câu đố lớn về bảo mật email”.

Do đó, đề xuất của Ironscales là tự động hóa trên nhiều phương diện. Công ty có bốn sản phẩm, bao gồm phát hiện dị thường từ hộp thư trong IronSights, phát hiện sự cố email lừa đảo tự động và phản hồi trong IronTraps, đồng thời Fedaration chia sẻ, bảo vệ và ngăn ngừa lại các tấn công lừa đảo.

Sản phẩm thứ tư, IronSchool, đúng như tên gọi - cung cấp đào tạo nâng cao nhận thức lừa đảo. Tuy nhiên, không giống như cách tiếp cận truyền thống phù hợp với mọi đào tạo nâng cao nhận thức bảo mật, “trường” bắt đầu với đánh giá nhân viên ban đầu để đánh giá kỹ năng nhận dạng lừa đảo của người dùng trước khi tự động chấm điểm mỗi người dùng và điều chỉnh đào tạo theo cấp độ kỹ năng hiện tại của họ.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bộ ngành, địa phương cập nhật triển khai 7 nhiệm vụ thực hiện Nghị quyết 57
    Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71/NQ-CP sửa đổi, bổ sung cập nhật Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
  • Khi nào nên đưa thông tin người tham chiếu vào CV?
    Một CV được viết tốt giúp làm nổi bật trình độ và thành tích của bạn nhưng người tham chiếu mới là người xác nhận các tuyên bố của bạn và làm tăng độ tin cậy. Tuy nhiên, có những lúc không cần thiết phải đưa người tham chiếu vào CV. Hãy cùng tìm hiểu khi nào nên đưa người tham chiếu vào CV của bạn và khi nào thì tốt hơn là nên bỏ chúng đi ngay sau đây nhé.
  • Mỹ thúc đẩy bổ nhiệm lãnh đạo, ứng dụng American made AI trong các cơ quan liên bang
    Ngày 7/4/2025, Nhà Trắng đã có chỉ thị yêu cầu các cơ quan liên bang bổ nhiệm các giám đốc AI và xây dựng các chiến lược AI.
  • Đẩy nhanh cơ chế sandbox ở Việt Nam
    Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) đã được nhiều quốc gia áp dụng hiệu quả cho các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo, đặc biệt trong những lĩnh vực công nghệ mới. Tại Việt Nam, cơ chế sandbox đã được nghiên cứu và quy định trong một số lĩnh vực, xong việc áp dụng vẫn khá dè dặt.
  • Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển báo chí và vận dụng vào phát triển báo chí - truyền thông trong Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm với báo chí; đặc biệt là định hướng cho sự phát triển của báo chí. Bởi lẽ, sự chú trọng này không chỉ xuất phát từ chính bản thân Người là một nhà báo vĩ đại báo, mà theo Người, báo chí là vũ khí sắc bén của Cách mạng, là đội quân xung kích trong công tác tư tưởng, là một bộ phận cơ bản, quan trọng không thể tách rời trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Đào tạo nhận thức về lừa đảo không chỉ đơn giản là giảm click chuột
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO