Điện thoại thông minh giờ đây đang mở rộng màn hình gần với kích thước 6 inch, chúng tôi đã nhấn mạng rằng việc mở rộng màn hình là không thực sự khả thi - ít nhất là không với công nghệ màn hình hiện tại. Việc khoanh vùng này đã khiến các nhà sản xuất điện thoại mong muốn trở thành người tiên phong sản xuất ra một chiếc điện thoại thông minh 'gấp', với các công ty như Samsung, Motorola, LG, Huawei và ZTE đều đang tiến hành thử nghiệm với khái niệm mới này.
Điện thoại gập không phải là một điều mới trên bất kỳ phương diện nào; trước khi iPhone ra mắt vào năm 2007 và Google phát hành Android vào năm 2008, các thiết bị cầm tay vỏ sò là cực kỳ phổ biến. Trong thực tế, một trong những điện thoại mang tính biểu tượng nhất mọi thời đại - Motorola Razr - là một chiếc điện thoại nắp gập. Sự khác biệt chính giữa điện thoại của quá khứ và điện thoại của tương lai là các nhà thiết kế và kỹ sư hiện đại đang phải giải quyết vấn đề làm thế nào để khiến màn hình của chiếc điện thoại có thể gập được mà không làm hỏng nó.
Giống như bất kỳ câu hỏi hóc búa về công nghệ, luôn luôn có một số cách để giải quyết vấn đề này. ZTE là một ví dụ, hãng đã phát hành thiết bị cầm tay Axon M vào cuối năm ngoái; nó đã sử dụng hai màn hình trong thiết kế gấp của mình. Turning Space Industries - công ty trước đây có tên gọi là Turing Robotic Industries - hiện đang nỗ lực làm việc trên Hubblephone, có ba màn hình gập tách khỏi thân chính, cũng như màn hình OLED cong bao quanh cạnh trên.
Samsung dẫn đầu xu hướng
Tuy nhiên, cách tiếp cận thu hút được nhiều sự chú ý nhất chính là cách được Samsung sử dụng cho chiếc điện thoại bí ẩn (và gần như trở thành huyền thoại) được đặt tên là Galaxy X, mà Samsung cho biết sẽ được công bố vào cuối năm nay, mặc dù không biết chắc chắn tên gọi của nó là gì hay khi nào nó sẽ được tung ra thị trường.
Samsung chỉ là một trong nhiều nhà sản xuất phần cứng đang đầu tư rất nhiều thời gian và công sức vào màn hình có thể gập lại được - các panel dựa trên OLED có thể gập lại nhiều lần mà không gây bất kỳ tổn hại nào.
Điều này có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng thực tế màn hình linh hoạt đã song hành cùng người dùng được một thời gian. Điện thoại Galaxy S đã hiển thị đường cong duyên dáng ở các cạnh, nhưng Samsung đã thực sự làm việc trên khái niệm này từ năm 2011; Galaxy Round 2013 là điện thoại thông minh sở hữu 'màn hình cong' đầu tiên của công ty. Trong khi đó, LG đã phát hành một chiếc điện thoại có đường viền tương tự dưới dạng G Flex vào năm 2013.
Các thiết bị này chia sẻ mối liên kết với những chiếc điện thoại 'gấp' trong tương lai khi chúng chứng minh rằng màn hình không phải là hoàn toàn bằng phẳng; họ cũng minh họa thời gian các nhà sản xuất đã nghiên cứu và làm việc với khái niệm này, thể hiện những khó khăn liên quan đến việc chế tạo màn hình và sản xuất nó với số lượng cần thiết để tiếp thị một thiết bị chính thống.
Samsung, Motorola, LG, Apple và Huawei có tất cả các bằng sáng chế liên quan đến màn hình gấp trên các thiết bị thông minh và LG thậm chí đã ra mắt TV OLED cuộn 65inch vào đầu năm nay. Có thể thấy rằng doanh số bán hàng của điện thoại thông minh đang chậm lại, thật dễ dàng để thấy lý do tại sao các công ty này đang mong muốn trở thành người tiên phong trong cuộc cách mạng dựa trên hiển thị; người đầu tiên thực sự nhận ra giấc mơ của một màn hình linh hoạt có khả năng thu được lợi nhuận khổng lồ.
Thách thức của điện thoại gập
Tất nhiên có rất nhiều những thách thức kỹ thuật riêng biệt để có thể vượt qua công nghệ như vậy. Điện thoại gập và linh hoạt đòi hỏi vật liệu bền có thể chịu được việc mở và đóng liên tục của thiết bị; Có tin đồn rằng sự đột phá của Samsung trong lĩnh vực này đã đến từ việc sử dụng chất nền thủy tinh polymer lai (hybrid polymer-glass).
Trước đó Samsung đã gặp phải các vấn đề khi tạo ra một lớp bao bọc - chống nước và bụi - để bảo vệ màn hình, nhưng với những phiên bản được xây dựng cho bản phát hành năm 2019, dường như công ty Hàn Quốc đã vượt qua trở ngại đặc biệt này. Sau đó, lớp 'cảm ứng' của màn hình được ra đời, và đó là điều cực kỳ quan trọng đối với một điện thoại thông minh. Lớp cảm ứng này cũng cần phải có khả năng gấp mà không có bất kỳ tác động tiêu cực nào, và điều đó vẫn khiến những nhà nghiên cứu phải đau đầu.
Tuy nhiên, thật hấp dẫn khi thấy ý tưởng của một chiếc điện thoại gập với màn hình linh hoạt nhiều hơn một mánh lới quảng cáo trực quan được thiết kế để tạo cảm giác hoài niệm giữa người tiêu dùng đủ tuổi để nhớ lại những chiếc điện thoại vỏ sò của tuổi trẻ. Tuy nhiên, có một lý do chính đáng cho điện thoại linh hoạt trở thành tương lai của ngành công nghiệp; không giống như màn hình hiện đại, chúng sẽ có độ đàn hồi cao và khó có thể bị tổn hại nhiều hơn.
Một trong những vấn đề phổ biến nhất với điện thoại hiện nay là màn hình tinh tế của chúng được phủ bên ngoài lớp kính cường lực, khi điện thoại vô tình bị rơi sẽ dễ bị vỡ vụn. Một chiếc điện thoại linh hoạt sẽ không cần lớp kính này, và do đó sẽ chịu được bất kỳ sự rơi hay va chạm bất ngờ nào - và có khả năng hạn chế bị rơi vỡ sẽ thực sự trở thành điểm đặc biệt để mang ra tiếp thị. Và còn có những lợi thế khác nữa; ví dụ như màn hình linh hoạt nên, một khi được sản xuất với số lượng lớn sẽ có giá thảnh rẻ hơn, và khiến cho điện thoại di động trở nên nhẹ hơn bởi vì nó không cần phải được bảo vệ bởi lớp kính chuyên dụng.
Với nhiều công ty sẵn sàng nhảy vào lĩnh vực thiết bị cầm tay có khả năng gập và linh hoạt trong vòng 12 đến 18 tháng tới, chúng ta có thể ở trên đỉnh của một cuộc cách mạng điện thoại thông minh chưa hề có trong lịch sử kể từ khi điện thoại iPhone được ra mắt một thập kỷ trước. Chúng ta đã quá quen với ý tưởng về một chiếc điện thoại chắc chắn, cứng nhắc, có vẻ hơi lạ khi tưởng tượng một chiếc điện thoại không chỉ gấp gọn được màn hình mà còn linh hoạt theo những cách khác.
Các khả năng về một chiếc điện thoại có thể bị uốn cong và sẽ không bị hi hỏng khi người dùng vô tình để quên trong túi sau của quần skinny jean có thể trở thành hiện thực hay không? Bất kể công ty nào có thể đưa ra thị trường chiếc điện thoại gập đầu tiên thì điều này đang định hình cho điện thoại thông minh vào năm 2019.