Điện thoại thông minh đang đánh cắp khả năng suy nghĩ của người dùng

Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Tất Hưng| 04/04/2019 23:15
Theo dõi ICTVietnam trên

Sự hiện diện của điện thoại thông minh đang làm làm suy yếu khả năng suy nghĩ mạch lạc và tập trung của con người. Đây là một kết luận đạt được bởi một nghiên cứu khám phá năng lực nhận thức. Trước đó đã có một nghiên cứu khác khám phá ra rằng vấn đề này xuất hiện ngay cả khi “khi điện thoại thông minh không được sử dụng, nhưng chỉ đơn thuần là hiện diện.” Cả hai nghiên cứu đều cho thấy một người không thể phát huy toàn bộ khả năng của bộ não khi có sự xuất hiện của một chiếc điện thoại thông minh trong tầm nhìn.

Hai nghiên cứu, một chủ đề

Một nghiên cứu gần đây mà chúng ta đề cập đến hôm nay có tựa đề: “Chảy máu chất xám: Sự hiện diện đơn thuần của điện thoại thông minh làm giảm năng lực nhận thức có sẵn của con người”. Một bài báo có tiêu đề gần giống vậy đã được xuất bản vài năm trước với chủ đề tương tự trong lĩnh vực học tập.

Nghiên cứu trước đó điều tra các tác động nhận thức của “sự hiện diện đơn thuần” của một chiếc điện thoại thông minh là một bài báo của Thornton et al. (2014, 485-86). Thornton và cộng sự phát hiện ra rằng điện thoại gợi ra nhận thức về “mạng xã hội và thông tin rộng lớn mà một người không thuộc về tại thời điểm đó”. Làm thế nào chúng ta có thể đổ lỗi cho sự mất tập trung trong một nhiệm vụ khi kho lưu trữ thông tin và giải trí toàn cầu nằm trong tầm tay?

Thử nghiệm hộp và ngăn xếp

Nếu bạn tổ chức một bữa tiệc tối mà mọi người đều hoạt động ở mức 100%, thử nghiệm hộp điện thoại và ngăn xếp điện thoại tiêu chuẩn sẽ không làm nên chuyện. Một hộp điện thoại là bất kỳ loại hộp đựng nào trong đó có tất cả điện thoại thông minh của người tham dự được đặt vào. Nghi thức sắp xếp này được thực hiện để giảm khả năng một người đang hiện diện về mặt thể chất nhưng tâm trí ở nơi khác (do sử dụng điện thoại thông minh).

Tương tự, tại một bữa tiệc tối, điện thoại của mọi người được đặt trong một ngăn xếp ở giữa bàn nơi bữa ăn được phục vụ. Hình phạt phổ biến cho người đầu tiên lấy điện thoại của mình khỏi ngăn xếp là thanh toán toàn bộ hóa đơn của bữa tiệc đó.          

Các yếu tố cần xem xét trong thí nghiệm

Hai trò chơi nêu trên có hiệu quả thực tế nhưng chúng không hoàn hảo. Lý do chúng ta không thể tập trung hoàn toàn khi có điện thoại trong tầm nhìn là rõ ràng - điện thoại rất hấp dẫn. Nghiên cứu gần đây nhất đã làm rõ một vài yếu tố trong việc giữ sự chú ý và trí thông minh.

• Dung lượng bộ nhớ làm việc (WMC)

• Bộ nhớ làm việc (WM)

• Thông minh mềm (Gf)

• Trí thông minh kết tinh

Bộ nhớ làm việc là một hệ thống nhận thức lý thuyết sẽ lựa chọn, duy trì và xử lý thông tin theo thời gian thực để giải quyết các vấn đề hiện tại và đạt được các mục tiêu. Dung lượng bộ nhớ làm việc là dung lượng bộ nhớ mà bộ não của bạn có sẵn để để xử lý thông tin theo thời gian thực.

Trí thông minh mềm (Fluid Intelligence) là khả năng suy nghĩ của chính bạn trong khi đó, trí thông minh kết tinh (Crystallized Intelligence) là một kỹ năng cụ thể hoặc kiến ​​thức có được nhờ tích lũy, những thứ bạn đã học và cất giấu trong não để bạn không phải dựa vào trí thông minh mềm của mình.

Điều quan trọng là năng lực nhận thức tổng thể là có hạn, do đó, việc chiếm lĩnh các nguồn lực nhận thức làm giảm khả năng nhận thức sẵn có.

Bài kiểm tra

Hai thí nghiệm đã được thực hiện với một loạt chủ sở hữu điện thoại thông minh trong môi trường phòng thí nghiệm. Một số người được yêu cầu để điện thoại ở gần và trong tầm mắt, những người khác được yêu cầu đặt điện thoại ở gần nhưng khuất tầm nhìn. Một nhóm người thứ ba được yêu cầu cất điện thoại của họ ở một phòng khác.

Bài kiểm tra RSPM nhằm mục đích chỉ kiểm tra khả năng giải quyết vấn đề theo thời gian thực của người tham gia bằng cách cung cấp cho họ các vấn đề không thể giải quyết được bằng kiến ​​thức tích lũy được trong quá khứ, hay còn gọi là trí thông minh kết tinh. RSPM kiểm tra Gf. Các thử nghiệm dường như đã cho kết quả khá rõ ràng.

Ở trên bạn sẽ thấy kết quả của các bài kiểm tra Dung lượng bộ nhớ làm việc và Trí thông minh mềm trong nghiên cứu gần đây nhất. Những người tham gia làm việc với điện thoại khuất tầm nhìn và ở bên ngoài phòng thể hiện khả năng nhận thức cao nhất. Điểm số thấp nhất dường như tương quan với sự xuất hiện của điện thoại trên bàn, trong tầm nhìn.

Kết luận

Khi được hỏi, đại đa số người tham gia chỉ ra rằng sự hiện diện của điện thoại không ảnh hưởng đến hiệu suất của họ. 75,9% người tham gia cho biết điều đó không ảnh hưởng trong khi 85,6% trả lời sự hiện diện của điện thoại không giúp ích gì cũng như không làm ảnh hưởng đến hiệu suất của họ.

Có sự tương phản giữa ảnh hưởng của sự hiện diện của điện thoại mà người tham gia nhận thức được và hiệu suất thực tế của người tham gia. Sự đối lập quan trọng này chỉ ra rằng những người tham gia không lường trước được hoặc không thừa nhận được những hậu quả liên quan đến sự hiện diện đơn thuần của điện thoại của họ.

Tần suất tự báo cáo của suy nghĩ về điện thoại cũng chỉ ra rằng những người tham gia bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của điện thoại dù bất kể điều gì. Ngay cả khi họ cảm thấy họ có thể giữ vững tinh thần trong công việc, thì sự hiện diện đơn thuần của một chiếc điện thoại thông minh có thể làm giảm khả năng nhận thức và làm suy giảm chức năng nhận thức.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Điện thoại thông minh đang đánh cắp khả năng suy nghĩ của người dùng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO