Định kiến kinh doanh đa cấp và lừa đảo

PV| 26/07/2022 09:37
Theo dõi ICTVietnam trên

Kinh doanh đa cấp (Multi - Level marketing, viết tắt MLM) luôn gây tranh cãi vì dính đến lừa đảo. Gần 100 năm kể từ khi hình thành đến nay, đa cấp vẫn đứng trước lằn ranh chấp nhận và kỳ thị của người tiêu dùng.

Đầu thế kỷ 20, Charles Ponzi, Bernard Madoff hay công ty Nutrilite Products đã góp phần hình thành và mở rộng mô hình kinh doanh đa cấp với hàng loạt phi vụ lừa đảo đình đám.

Rất nhanh sau đó, bán hàng đa cấp đã chịu sự phản đối dữ dội từ một số thành viên Liên bang Hoa Kỳ và bộ phận những người kinh doanh truyền thống. Họ quy kết bán hàng đa cấp với mô hình kim tự tháp là một hình thức kinh doanh bất hợp pháp. Tuy nhiên đến cuối năm 1979, Toà án thương mại Liên bang Hoa Kỳ đã công nhận phương pháp kinh doanh của bán hàng đa cấp không phải là "hình tháp ảo" và được hợp pháp hoá. Nhờ đó, Bộ luật đầu tiên về kinh doanh đa cấp đã ra đời tại Mỹ. Từ năm 1940 đến 1979, khoảng 30 công ty kinh doanh theo mạng lưới đã ra đời tại nước này, tạo thành làn sóng trong quá trình phát triển của đa cấp.

Năm 1979 - 1990 là thời kì bùng nổ của bán hàng đa cấp với hàng trăm công ty được thành lập mỗi ngày với hàng ngàn loại sản phẩm phong phú. Các nhà phân phối thay vì phải tự thân giới thiệu sản phẩm, đi lại liên tục giữa các đại lý thì có thể sử dụng điện thoại hay Internet. Các công ty bán hàng truyền thống như Ford, Colgate, Coca Cola... cũng bắt đầu triển khai phương pháp kinh doanh theo mạng lưới để phân phối sản phẩm. Kinh doanh đa cấp được pháp luật cho phép. Những trường hợp kinh doanh đa cấp gây hình ảnh xấu đều là đa cấp bất hợp pháp, vi phạm Nghị định 40/2018/NĐ-CP. 

Ngày nay, các công ty MLM có mặt ở toàn bộ các bang trên nước Mỹ và được thừa nhận hợp pháp. Tuy nhiên phần lớn dư luận  vẫn mặc định cho rằng dù hợp pháp nhưng bán hàng đa cấp vẫn đi theo mô hình kim tự tháp, tức lừa đảo. Ủy ban Thương mại Mỹ (FTC) từng cảnh báo công dân tránh xa những mô hình MLM trả phí nhằm tuyển dụng nhà phân phối mới. Theo FTC, đây chính là mô hình kim tự tháp bất hợp pháp. Mô hình này nguy hiểm do sẽ bị sụp đổ khi không thể tuyển thêm thành viên mới.

FTC khuyến cáo người dân nên hoài nghi trước các tổ chức tiếp thị đa cấp có nhiều ưu đãi tuyển dụng hơn là bán sản phẩm. Hoạt động nhận hoa hồng từ việc tuyển dụng thành viên mới đều là mô hình kinh tự tháp và nằm ngoài vòng pháp luật  bảo trợ ở Hoa Kỳ.

Bán hàng đa cấp đã xuất hiện ở Trung Quốc từ năm 1978. Năm 1998, chính phủ Trung Quốc tuyên bố cấm MLM vì những lý do liên quan đến xã hội, kinh tế và thuế. Đến năm 2005, nước này ban hành luật quy định về hoạt động bán hàng đa cấp. Để được phép thực hiện mô hình này, công ty MLM phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe như có giấy phép kinh doanh, chỉ được trả 1 cấp độ hoa hồng hay người bán phải tham gia khóa đào tạo và có chứng chỉ... Ngoài ra mức hoa hồng được quy định bằng 30% doanh thu (đã bao gồm cả thưởng và các phúc lợi khác).

Kinh doanh đa cấp xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ năm 2000 và phát triển mạnh với hàng loạt mạng lưới được phát triển mới, các mô hình lừa đảo cũng dần phổ biến. Nhiều công ty đa cấp biến tướng thường xuyên bị Bộ Công thương công bố xử phạt đã bào mòn niềm tin của người tiêu dùng và người bán hàng vào mô hình vốn hợp pháp này./.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Định kiến kinh doanh đa cấp và lừa đảo
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO