Doanh nghiệp Việt Nam triển khai kỹ thuật số trong quản trị doanh nghiệp

Đoàn Thị Yến, Trịnh Hồng Hải| 24/07/2019 10:05
Theo dõi ICTVietnam trên

Các công ty tại Việt Nam có thể tăng doanh thu bằng cách sử dụng công nghệ để tạo, xử lý và lưu trữ thông tin.

Vietnam businesses go digital in corporate governance

Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết: các doanh nghiệp Việt Nam hiểu rằng số hóa là điều bắt buộc trong kỷ nguyên công nghệ số. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, việc hiện đại hóa thông tin tài chính vẫn chưa được thực hiện thành công.

Theo báo cáo về chuyển đổi kinh doanh năm 2018, 55% doanh nghiệp khởi nghiệp sử dụng công nghệ số để có thể điều hành doanh nghiệp hiệu quả, giúp họ tăng doanh thu tới 34%.

Dữ liệu lớn (58%), công nghệ di động (59%) lưu trữ điện toán đám mây cá nhân (53%) và lưu trữ điện toán đám mây công cộng (45%), giao diện lập trình ứng dụng (API) và công nghệ tích hợp (40%) là những công nghệ được sử dụng chủ yếu bởi các doanh nghiệp.

Một chuyên gia trong ngành chỉ ra rằng các doanh nghiệp có thể tận dụng những lợi ích lớn bằng cách sử dụng công nghệ để tạo, xử lý và lưu trữ thông tin.

Thứ nhất, các doanh nghiệp không cần sử dụng không gian để lưu trữ tài liệu, vì vậy họ có thể sử dụng các văn phòng nhỏ hơn và do đó, tiết kiệm chi phí. Sau đó, chi phí dành cho giấy và mực in cũng được cắt giảm.

Thứ hai, với kỹ thuật số hóa, các nhân viên kinh doanh không phải mất thời gian in và sắp xếp tài liệu. Hệ thống cũng tạo điều kiện cho nhân viên tìm kiếm các tài liệu một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Cuối cùng, các nhân viên sẽ không bao giờ gặp phải tình trạng “để quên tài liệu” vì toàn bộ tài liệu đã được lưu trữ trên đám mây và chúng có thể được truy cập mọi lúc mọi nơi.

Số hóa có thể được áp dụng trong tất cả các hoạt động của các doanh nghiệp, có thể được thực hiện theo hai bước: thứ nhất, chuyển đổi tài liệu vật lý thành định dạng kỹ thuật số và thứ hai, trực tiếp tạo tài liệu kỹ thuật số và loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng tài liệu giấy.

Đồng thời, Việt Nam đã triển khai hệ thống e - Cabinet nhằm chuyển đổi quản trị từ mô hình làm việc trên giấy sang môi trường làm việc điện tử, hiện đại, minh bạch và hiệu quả.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận những khó khăn trong việc áp dụng phương pháp làm việc mới, nhưng nó sẽ được khắc phục bằng quyết tâm xây dựng chính phủ điện tử. Nếu nước ta muốn xây dựng thành công một nền kinh tế dựa trên kỹ thuật số và một xã hội dựa trên kỹ thuật số, việc xây dựng chính phủ điện tử là rất quan trọng và phát triển e - Cabinet là bước đầu tiên.

Chính phủ đang nỗ lực cắt giảm 30% thời gian họp trung bình và sử dụng 100% tài liệu điện tử (ngoài những tài liệu bí mật) tại các cuộc họp của chính phủ vào cuối năm 2019.

Tự động hóa và kinh doanh thông minh (Business Intelligence) được coi là công cụ hỗ trợ quá trình số hóa hiệu quả nhất.

Với tự động hóa, những công việc trước đây được thực hiện thủ công có thể được thực hiện với máy tính.

Số lượng các công việc được thực hiện thủ công sẽ giảm từ 48% hiện tại xuống còn 35% vào năm 2030. Đến năm 2035, số lượng công việc được thay thế bằng máy móc trong các lĩnh vực liên quan đến sản xuất, vận chuyển, lưu trữ hàng hóa và bán lẻ sẽ chiếm 35 -50%.

Kinh doanh thông minh là một quá trình tích hợp công nghệ mà các doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát khối lượng dữ liệu khổng lồ từ các nguồn khác nhau và sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả.

Tuy nhiên, tại Việt Nam, có một số trở ngại hiện cản trở việc thực hiện quy trình.

Số hóa có thể dẫn đến những thay đổi lớn trong đội ngũ nhân sự của công ty. Một số vị trí có thể bị cắt giảm vì các chức năng này có thể được thực hiện bằng máy.

Một lý do khác là thiếu vốn đầu tư. Việc thiết lập một hệ thống hiện đại, đầy đủ và toàn diện rất tốn kém. Do đó, các doanh nghiệp đã được khuyên nên chọn các hệ thống có các chức năng phù hợp và hữu ích cho doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ cần hai đến ba năm để vượt qua những trở ngại này.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp Việt Nam triển khai kỹ thuật số trong quản trị doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO