Doanh nghiệp Việt và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

D.Y| 23/12/2015 20:58
Theo dõi ICTVietnam trên

Việc hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới trong thời gian qua đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, góp phần không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế.

Hiện nay, ViệtNam đã là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Việc hội nhậpkinh tế quốc tế, mở rộng giao lưu mối quan hệ thương mại với các nước, các tổchức là một cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triểnvà đây cũng là xu hướng tất yếu. Việt Nam đã và đang tham gia đàm phán một loạt hiệp địnhthương mại tự do, dự kiến sẽ kết thúc và có hiệu lực trong thời gian tới. Dođó, đây được đánh giá là thời điểm then chốt để khu vực trong nước chuẩn bịtham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Các nguyên thủ nước thành viên tại Hội nghị thượng đỉnh TPP (năm2010)

Quá trình hội nhập kinh tế thế giới sẽ cho phépcác doanh nghiệp trong nước lựa chọn được các hàng hóa đầu vào với giá rẻ, dođó sẽ giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh của hàng hóa trên thị trườngquốc tế. Mặt khác, việc tự do hóa thương mại cũng giúp các doanh nghiệp lựa chọnđược các yếu tố đầu vào có chất lượng tốt hơn so với thời kỳ trước khi hội nhập,từ đó thúc đẩy việc sản xuất sản phẩm có chất lượng cao, tăng khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, đại diện khu vực doanhnghiệp chia sẻ thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, gây cản trở lớn tới năng lựccạnh tranh khi đối đầu với những đối thủ mạnh. Khu vực kinh tế tư nhân trongnước vẫn còn rất manh mún khi riêng khu vực kinh tế cá thể đã góp tới trên 33%GDP, so với 50% của toàn bộ khu vực tư nhân. Trong số các doanh nghiệp tư nhânđang hoạt động, số có quy mô lớn chỉ chiếm chưa đầy 2%, doanh nghiệp vừa chiếm2%, còn lại 96% là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ. Mặc dù nhiều FTA đã và đangchuẩn bị được ký kết nhưng phần lớn các doanh nghiệp nhỏ và vừa hầu như chưađược chuẩn bị hành trang cho cuộc hội nhập này, vẫn thụ động điều chỉnh mìnhnhiều hơn là chủ động hội nhập, lo lắng cho những công cụ bảo vệ thị trường nộiđịa trước hàng nhập khẩu.

Trước kia, với lợi thế về dân số đông, lực lượng lao động lớn, do đógiá nhân công tại Việt Nam tương đối rẻ so với các nước khác, giúp tạo ra lợithế cho việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.Tuy nhiên, trong thời gian tới khi lợithế về nhân công giá rẻ mất dần do thu nhập của Việt nam đang ngày càng tăngcao, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ có xu hướng chuyển vốn ra các nước khác đểđầu tư.

Ngoài ra, Việt Nam cũng phải đưa mức thuế suấtcủa các mặt hàng về mức 0% như đã cam kết trong thời gian tới. Đặc biệt, việc mởcửa các lĩnh vực dịch vụ tài chính sẽ là thách thức lớn cho các doanh nghiệp ViệtNam. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, Chính phủ cầnphải giúp doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất thông qua việc giảm các thủ tụchành chính liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Ví dụ, việc giảm số giờđăng ký khai thuế, giảm thủ tục khai hải quan sẽ làm giảm chi phí cho doanhnghiệp phải thuê nhân công, như vậy sẽ trực tiếp làm giảm giá thành sản xuất củadoanh nghiệp.

Thêm vào đó, việc nâng cao chất lượng giáo dụclà cần thiết nhằm xây dựng đội ngũ công nhân có kỹ năng và tay nghề để tham giavào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu có mức giá trị gia tăng cao hơn thay thếcho lợi thế nhân công giá rẻ như hiện nay.

Do đó, để tạo những điều kiện cầnthiết nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trở thành điểm tựa bền vững cho phát triểnkinh tế của đất nước, Chính phủ cần tạo thêm nhiều cơ hội cho các doanh nghiệpphát triển, đặc biệt là khu vực tư nhân trong nước, như tiếp tục giảm lãi suấtcho vay trung và dài hạn, tối thiểu 1–2% nữa trong năm nay; xây dựng môi trườngkinh doanh thuận lợi, bảo đảm an toàn cho doanh nghiệp...  Có như vậy, các doanh nghiệp mới đảm bảo thamgia được vào chuỗi giá trị với các doanh nghiệp thế giới.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
Doanh nghiệp Việt và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO