Dự thảo Luật Dịch vụ Số của Liên minh châu Âu tăng cường kiểm soát đối với các công ty công nghệ

PV| 28/12/2020 15:57
Theo dõi ICTVietnam trên

Liên minh châu Âu (EU) đang dự thảo Luật Dịch vụ Số (DSA), cung cấp khung pháp lý yêu cầu thực thi pháp luật đối với các công ty công nghệ lớn trên toàn châu Âu.

Việc ban hành DSA nhằm đặt ra hạn chế và tăng cường kiểm soát đối với các công ty công nghệ, tạo khuôn khổ pháp lý toàn diện với các quy định về: Quyền truy cập dữ liệu (quyền truy cập dữ liệu cho các cơ quan có thẩm quyền từ nền tảng trực tuyến để thực thi luật, ví dụ dữ liệu để thực thi chính sách nghĩa vụ thuế); chia sẻ dữ liệu giữa doanh nghiệp và Chính phủ (DSA đưa ra các quy định chia sẻ dữ liệu, quy định về quyền truy cập và sử dụng dữ liệu để xây dựng chính sách vì lợi ích cộng đồng); xuất xứ quốc gia (DSA yêu cầu các dịch vụ số được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ được thành lập trên lãnh thổ của một nước phải tuân thủ quy định áp dụng của các quốc gia thành viên khác); quy định quản lý nội dung: Yêu cầu trách nhiệm các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trung gian đảm bảo không cung cấp hàng hóa và dịch vụ bất hợp pháp với quy trình thẩm định chặt chẽ. DSA cũng đưa ra khung pháp lý cho phép cơ quan có thẩm quyền truy cập và gắn cờ nội dung và dịch vụ bất hợp pháp vì các yêu cầu này trước đây thường bị phớt lờ.

Dự thảo Luật Dịch vụ Số của Liên minh châu Âu tăng cường kiểm soát đối với các công ty công nghệ - Ảnh 1.

Bản dự thảo mới nhất của DSA đang được công bố lấy ý kiến công chúng đến ngày 15/2/2021 - Ảnh minh họa

DSA cũng đưa ra các yêu cầu cụ thể với các công ty công nghệ lớn về giám sát và quản lý nội dung, cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ người tiêu dùng...Trong đó, đối với yêu cầu giám sát và quản lý nội dung, có các quy định về loại bỏ nội dung bất hợp pháp, có quy trình rõ ràng, đơn giản để tiếp nhận các thông báo nội dung phi pháp, thông báo cho cơ quan chức năng nếu nhận thấy bất kỳ thông tin nào trên nền tảng của họ có khả năng dẫn đến một hành vi phạm tội nghiêm trọng đe dọa đến tính mạng hoặc sự an toàn của người khác đã, đang hoặc có khả năng diễn ra.


Mức phạt cho các vi phạm cũng khá cụ thể theo DSA: Bị đưa vào danh sách đen của cơ quan quản lý có thẩm quyền; phải đối mặt với lệnh thoái vốn kinh doanh tại nước thiết lập hoạt động kinh doanh; mức phạt lên đến 6% thu nhập hàng năm của công ty và các biện pháp trừng phạt bổ sung, đối với hành vi vi phạm các quy định như: cung cấp thông tin không chính xác, không đầy đủ hoặc gây hiểu nhầm…; mức phạt lên đến 1% doanh thu hàng năm, đối với hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo như không trình đầy đủ báo cáo, báo cáo không đầy đủ, không chính xác tại thời điểm yêu cầu của cơ quan chức năng.

DSA có một phần riêng quy định nghĩa vụ bổ sung áp dụng cho những nền tảng trực tuyến lớn, có số người dùng trong EU trung bình hàng tháng từ 45 triệu trở lên.


Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • "Chuyến xe nông dân" đồng hành cùng bà con chuyển đổi số nông nghiệp
    Đề án chuyển đổi số nông nghiệp 1 triệu hecta lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã chính thức được mobiAgri hiện thực hóa bằng hành trình xanh mang tên “Chuyến xe nông dân - Cân triệu ha lúa”.
  • ‏Coolmate huy động thành công 6 triệu USD tại vòng gọi vốn Series B
    Ngày 30/10, Coolmate đã hoàn tất vòng gọi vốn Series B do Quỹ đầu tư Vertex Ventures SEA & India dẫn dắt. Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy việc mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
  • Bộ TT&TT phổ biến công cụ RIA cho cán bộ xây dựng văn bản pháp luật
    RIA là công cụ hỗ trợ để “lượng hóa” được những tác động đối với các đối tượng bị điều chỉnh, từ đó hạn chế những quy định kém hiệu quả, giảm tác động xấu đến kinh tế xã hội nói chung cũng như quyền lợi của doanh nghiệp và người dân.
  • Cao Bằng: Chuyển đổi số “mở lối thoát nghèo” cho người dân
    Trong nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững được các cấp uỷ Đảng, chính quyền tỉnh Cao Bằng đưa ra, thì chuyển đổi số được đánh giá là công cụ hữu hiệu, có sức tác động mạnh mẽ tới nhận thức của người dân.
  • Đẩy mạnh sử dụng chữ ký số để xây dựng xã hội số
    Thực tế cho thấy số lượng cá nhân có chữ ký số so với quy mô dân số của Việt Nam còn khá khiêm tốn dù tỷ lệ này đã có nhiều chuyển biến tích cực trong vài năm gần đây. Vì thế, thực hiện các giải pháp đẩy mạnh sử dụng chữ ký số đang trở nên cấp bách để xây dựng xã hội số.
  • Tập trung xây dựng, phát triển nguồn tài nguyên dữ liệu số
    Tại Hội thảo quốc gia về Chính phủ số với chủ đề “Đà Nẵng - thành phố xanh và bền vững: Cơ hội đầu tư và phát triển thương mại trong thời đại mới” mới đây, các nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp đã có những chia sẻ về giải pháp chuyển đổi số, phát triển tài nguyên dữ liệu số, hình thành hệ sinh thái dịch vụ công trực tuyến.
  • Phát triển nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí để thu hút trẻ là “thách thức lớn”
    Nội dung số lành mạnh là một trong những biện pháp giúp trẻ em nâng cao nhận thức, tránh xa mặt tiêu cực của Internet. Tuy nhiên, để có những sản phẩm nội dung số vừa mang tính giáo dục, vừa giải trí và thu hút trẻ là "một thách thức lớn".
  • Bốn nguy cơ an toàn bảo mật của ngành ngân hàng
    Ngành ngân hàng đang chuyển mình mạnh mẽ với việc áp dụng công nghệ mới như AI, blockchain và phát triển dịch vụ tài chính số hóa, giúp cải thiện hiệu quả và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ hội, ngành tài chính ngân hàng cũng đối mặt với thách thức lớn về bảo mật thông tin.
  • Chú trọng đầu tư phát triển Gen AI “made in Việt Nam”
    Sự xuất hiện và bùng nổ của AI tạo sinh (Gen AI) trong 2 năm gần đây đã ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam không đứng ngoài cuộc chơi khi cho thấy nỗ lực ứng dụng công nghệ này một cách toàn diện từ cấp chính phủ cho tới doanh nghiệp, nhằm rút ngắn khoảng cách với thế giới.
  • Kinh nghiệm triển khai kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc
    Kho dữ liệu mở của chính phủ Hàn Quốc tạo điều kiện cho mọi người dân và doanh nghiệp có thể truy cập dữ liệu, ứng dụng đào tạo AI, thúc đẩy các ý tưởng đổi mới sáng tạo về ứng dụng AI trong khu vực tư nhân.
Dự thảo Luật Dịch vụ Số của Liên minh châu Âu tăng cường kiểm soát đối với các công ty công nghệ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO