Economist: Rơi vào lãnh thổ 'con gấu' với tốc độ nhanh chưa từng thấy, nhưng 2020 vẫn là một năm 'phi thường' của TTCK!

Lục Lam| 06/05/2020 17:23
Theo dõi ICTVietnam trên

Đại dịch Covid-19 là yếu tố thúc đẩy thị trường giá xuống xảy ra với tốc độ chưa từng có trong lịch sử, khi S&P 500 rớt 20% chỉ trong 16 ngày hồi tháng 2. Dẫu vậy, thị trường "con gấu" dường như lại không kéo dài quá lâu. Dù số liệu kinh tế kém khả quan, nhưng Phố Wall vẫn ghi nhận đà hồi phục đáng chú ý.

Tháng 4 là tháng có diễn biến tốt nhất của S&P 500 kể từ tháng 1/1987. Chỉ số này chạm đáy ở mức 2.237 điểm khi chốt phiên 23/3, nhưng sau đó đã bứt phá 27% tính đến ngày 1/5. Về mặt kỹ thuật, diễn biến này đã đưa S&P 500 trở lại với thị trường "con bò" dù vẫn chưa lấy lại được hoàn toàn đà tăng trước đại dịch.

Sự thật về "con gấu"

Economist: Rơi vào lãnh thổ con gấu với tốc độ nhanh chưa từng thấy, nhưng 2020 vẫn là một năm phi thường của TTCK! - Ảnh 1.

Theo 2 nhà sử học kinh tế - Charles Kindleberger và Hyman Minsky, chu kỳ cơ bản truyền thống của thị trường sẽ trải qua 5 giai đoạn: thay đổi, bùng nổ, hưng phấn, khủng hoảng và hồi phục. Giai đoạn "thay đổi" sẽ diễn ra khi nền kinh tế ghi nhận yếu tố tích cực mới, như công nghệ mới (có thể kể đến mạng internet), cho thấy đà tăng trưởng mạnh mẽ hơn.

Sau đó, sự bùng nổ sẽ diễn ra. Lợi nhuận tăng vọt và nhà đầu tư dần trở nên tự tin hơn. Các công ty mạnh tay đi vay để tăng cường hoạt động, nhà đầu tư mở rộng vị thế đầu cơ bằng cách mua cổ phiếu sử dụng đòn bẩy. Trong giai đoạn đầu của bùng nổ, những chiến lược đầu tư này sẽ mang về lợi nhuận cao và khuyến khích người khác làm theo.

Khi bước vào trạng thái "hưng phấn", bất động sản thường là yếu tố trọng tâm của hoạt động đầu cơ: thị trường đạt đỉnh thường có liên quan đến việc xây dựng các toà nhà chọc trời. Khi đạt đỉnh, những người không dự đoán được sẽ "nhảy vào": ví dụ vào cuối những năm 1990, nhà đầu tư đã trở thành "day trader" (đầu cơ trong ngày) đối với cổ phiếu công nghệ; đầu những năm 2000, nhiều chủ đất đã hưởng lợi lớn từ giá bất động sản tăng vọt.

Cuối cùng, sự bùng nổ sẽ khiến mọi thứ bị thổi phồng, khi các công ty tranh giành nguyên liệu thô và công nhân đang ở tình trạng khan hiếm. Các NHTW phản ứng bằng cách nâng lãi suất. Ban đầu, động thái này tạo ra sự khác biệt nhỏ, nhưng cuối cùng điều gì đó đã xảy ra khiến sự tự tin ban đầu bị lu mờ. Khó có thể xác định chính xác, nhưng có thể đơn giản chỉ là 1 số nhà đầu tư quyết định rút vốn và chốt lời. Nhưng khi mức giá ngừng tăng lên, thị trường sẽ đảo ngược.

Khi giá tài sản đi xuống, những nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy buộc phải bán ra. Các ngân hàng miễn cưỡng cho vay. Vì lo ngại về giá trị của tài sản thế chấp, họ yêu cầu 1 số bên vay phải hoàn trả nợ. Nhà đầu tư ít kinh nghiệm rút khỏi thị trường khi triển vọng về lợi nhuận tốt trở nên không chắc chắn. Do đó, rất khó để thu hút những nhà đầu tư mới và đà giảm tăng tốc.

Diễn biến của năm 2020

Một trong những yếu tố trên cũng trùng khớp với diễn biến của thị trường trong năm 2020. Thị trường "con gấu" diễn ra sau đợt tăng giá dài nhất trong lịch sử, bắt đầu từ tháng 3/2009. Sự thay đổi châm ngòi cho sự bùng nổ khi các NHTW hạ lãi suất xuống mức thấp mới và nới lỏng định lượng để giảm lợi suất trái phiếu, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ở thời điểm thị trường tăng giá trước đây, các mức định giá cổ phiếu đều tăng đáng kể. Robert Shiller – nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, đã tạo ra một thước đo định giá trung bình lợi nhuận trong 10 năm, gọi là hệ số P/E điều chỉnh theo chu kỳ (CAPE). Đầu năm 2020, điểm CAPE của TTCK Mỹ là 31, trong khi mức trung bình là 17, đỉnh là 44 vào cuối năm 1999 và 33 vào tháng 8/1929.

Khi cổ phiếu giao dịch ở mức cao hơn nhiều so với lợi nhuận trong quá khứ, có nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng lợi nhuận trong tương lai sẽ tăng nhanh. Nhưng ngay cả khi trước đại dịch, thì xu hướng này lại không phải là điều tiềm năng. Theo Cục Phân tích Kinh tế, lợi nhuận của các doanh nghiệp Mỹ không thay đổi trong năm 2019. Hơn nữa, nền kinh tế giới cũng chịu ảnh hưởng lớn từ thương chiến Mỹ - Trung.

Một dấu hiệu khác cho thấy vấn đề sắp xảy đến với thị trường trái phiếu. Thông thường, chi phí đi vay dài hạn cao hơn ngắn hơn, nhà băng đưa ra yêu cầu cao hơn để đảm bảo tiền của họ. Tuy nhiên, đôi khi lợi suất ngắn hạn lại cao hơn – được gọi là "đường cong lợi suất đảo ngược", thường diễn ra trước cuộc suy thoái. Hiện tượng này đã diễn ra vào tháng 3/2019 và tái diễn ở nhiều thời điểm, gần đây nhất là tháng 1/2020.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khác, cuộc khủng hoảng Covid-19 không diễn ra chính xác theo "khuôn mẫu" trên, khi không hề có giai đoạn "thổi phồng" ở cuối thời điểm bùng nổ. Chỉ số CSI chỉ tăng 1,8% trong năm tính đến tháng 1, ngay từ trước khi TTCK lao dốc. Fed cũng hạ lãi suất từ trước khi đại dịch bùng phát.

Economist: Rơi vào lãnh thổ con gấu với tốc độ nhanh chưa từng thấy, nhưng 2020 vẫn là một năm phi thường của TTCK! - Ảnh 2.

Một yếu tố khác biệt nữa là quy mô đưa ra phản ứng của chính phủ. Tại Mỹ, Quốc hội đã phê duyệt khoản hỗ trợ 3 nghìn tỷ USD nhằm cắt giảm thuế và tăng chi tiêu, Fed hạ lãi suất xuống gần bằng 0 và mở rộng chương trình mua tài sản, thậm chí là mua trái phiếu doanh nghiệp có rủi ro cao. Ở Anh, chính phủ đang bảo lãnh các khoản vay cho doanh nghiệp nhỏ và chi trả 80% tiền lương của người lao động bị sa thải. Những biện pháp này đã thúc đẩy tâm lý thị trường, cũng như diễn biến tích cực hơn của dịch bệnh. Do đó, TTCK và trái phiếu có lợi suất cao đã tăng giá.

Đương nhiên, sự hỗ trợ của chính phủ đưa ra nhằm mục đích bù đắp cho những thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra, ví dụ như tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ và châu Âu tăng vọt. Những yếu tố này khiến nhà đầu tư khó có thể đưa ra hướng đi tiếp theo. Hơn nữa, tình trạng này cũng có rất ít điểm tương đồng với những gì diễn ra trong lịch sử.

Hồi phục sau khi "ngủ đông"

Thông thường, thị trường giá xuống có xu hướng kết thúc khi giá tài sản sụt giảm "đi kèm" với suy thoái kinh tế. Ví dụ là Đại Khủng hoảng – có "gốc rễ" từ sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng và TTCK diễn ra vào năm 1929, và "bong bóng" bất động sản năm 2007 và 2008 dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Tuy nhiên, giai đoạn "hồi phục" theo chu kỳ truyền thống có thể chưa xảy ra. Chính phủ Mỹ đã ngăn chặn diễn biến tồi tệ ở Phố Wall, nhưng Phố Chính thì vẫn chật vật. Số liệu quý II có thể cho thấy một số nền kinh tế sẽ sụt giảm với tốc độ đáng kinh ngạc, từ 20% trở lên. IMF dự báo GDP toàn cầu sẽ giảm 3% trong năm nay và cảnh báo tốc độ sụt giảm sẽ không giống bất kỳ điều gì từng diễn ra.

Tác động với các doanh nghiệp chắc chắn sẽ rất nghiêm trọng. S&P Rating ước tính tỷ lệ vỡ nợ đối với các trái phiếu rủi ro nhất châu Âu sẽ tăng từ 2,2% lên 8% trong năm nay. Các công ty cũng đang cắt giảm tỷ lệ cổ tức, trong đó có Royal Dutch Shell. Citigroup dự đoán lợi nhuận và cổ tức của các công ty châu Âu sẽ giảm 1 nửa trong năm nay. Năm 2019, các công ty Mỹ đã chi 729 tỷ USD mua cổ phiếu quỹ, hiện tại rất nhiều công ty đã trì hoãn hoạt động này, trong đó có 8 ngân hàng được coi là quan trọng trong Uỷ ban Basel về Giám sát Ngân hàng.

Bởi vậy, dù thị trường "con gấu" ở năm nay có thể khác thường và sự hỗ trợ từ phía các NHTW, chính phủ là rất tích cực, thì diễn biến tương tự như các cuộc suy thoái trước đây có thể sẽ diễn ra. Nợ xấu có thể tăng lên và nhà đầu tư sẽ thờ ơ với tài sản rủi ro trong thời gian dài. Khi hầu hết các quốc gia vẫn áp dụng quy định hạn chế nghiêm ngặt, thì chúng ta vẫn chưa thể bước ra khỏi vùng nguy hiểm. 

Tham khảo Economist

Economist: Rơi vào lãnh thổ con gấu với tốc độ nhanh chưa từng thấy, nhưng 2020 vẫn là một năm phi thường của TTCK! - Ảnh 4.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Bộ TT&TT đẩy mạnh ứng dụng AI hẹp
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh trí tuệ nhân tạo (AI) đã vào giai đoạn ứng dụng rộng rãi. Trong quý 2 này, Bộ TT&TT sẽ đưa ra một số ứng dụng mẫu để các cơ quan nhà nước có thể áp dụng rộng rãi.
  • Alibaba sẽ xây dựng trung tâm dữ liệu tại Việt Nam
    Trong thời gian chờ xây dựng, tập đoàn công nghệ Trung Quốc thuê không gian máy chủ từ các công ty viễn thông của Việt Nam.
  • CMC hợp tác cùng NVIDIA đưa TP. HCM trở thành trung tâm AI của cả nước
    Mới đây, tại Tổ hợp không gian sáng tạo CMC TP.HCM CCS, Chủ tịch Tập đoàn CMC Nguyễn Trung Chính đã có cuộc gặp với lãnh đạo của Tập đoàn NVIDIA nhằm tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện của hai doanh nghiệp (DN).
  • Bình Thuận đề nghị hỗ trợ chuyển đổi số tại Mũi Né
    Lĩnh vực du lịch là một thế mạnh của tỉnh Bình Thuận và được xác định là một trong các lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số (CĐS). Qua hơn 2 năm triển khai thực hiện, CĐS trong lĩnh vực du lịch của Bình Thuận bước đầu đạt được một số kết quả quan trọng nhất định.
  • Triển vọng khởi nghiệp tại Đông Nam Á: tạo ra các công ty có khả năng mở rộng và bền vững
    Trong năm 2024, các startup Đông Nam Á được cho là sẽ đa dạng hóa việc thu hút đầu tư thông qua huy động vốn từ cộng đồng và đầu tư xuyên biên giới. Mục tiêu sẽ là tạo ra các công ty có khả năng mở rộng và bền vững.
  • Giải pháp nào cho tổ chức, DN trước tấn công ransomware gia tăng?
    Ngoài việc lên kế hoạch cho các giải pháp phát hiện và phòng chống, các tổ chức và doanh nghiệp (DN) cần lên kế hoạch và giải pháp khôi phục lại dữ liệu trong tình huống tội phạm mạng tấn công và vượt qua tất cả các hàng rào bảo mật và phá hủy hoàn toàn hệ thống.
  • Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
    Khám phá một kiệt tác, một di sản dẫn lối tinh hoa. Hoa Bia Saaz quý tộc vùng Zatec một kinh nghiệm bậc thầy tạo ra hương vị tinh túy bậc nhất đẳng cấp vượt thời gian, trải nghiệm đỉnh cao hoàn mỹ. Bia Trúc Bạch kiệt tác chinh phục đỉnh cao
  • Lan tỏa kinh nghiệm, mô hình CĐS cho các cơ quan báo chí
    Trong quý I-2024, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tiếp tục tăng cường thực hiện công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên mạng xã hội (MXH) xuyên biên giới.
  • Tam Đảo - điểm đến cho một không gian âm nhạc riêng
    Từng được mệnh danh là “Hòn Ngọc Đông Dương” - Tam Đảo luôn khiến những kẻ lãng du nao lòng bởi không gian bảng lảng sương mù lẩn khuất giữa những kiến trúc biệt thự tráng lệ. Và còn gì quyến rũ hơn, khi giữa không gian ấy lại được đắm mình trong những giai điệu trữ tình, ngọt ngào sâu lắng.
  • Hiệu quả thiết thực từ mô hình tiếp công dân trực tuyến
    Với sự phát triển của công nghệ truyền thông, họp trực tuyến, xét xử trực tuyến, tiếp công dân trực tuyến cũng đã được một số địa phương áp dụng. Việc tiếp công dân trực tuyến phần nào mang lại hiệu quả thiết thực so với tiếp công dân trực tiếp.
Economist: Rơi vào lãnh thổ 'con gấu' với tốc độ nhanh chưa từng thấy, nhưng 2020 vẫn là một năm 'phi thường' của TTCK!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO