Facebook sử dụng trí thông minh nhân tạo để chống lại thông tin sai lạc ở Myanmar

Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Tất Hưng| 20/08/2018 17:44
Theo dõi ICTVietnam trên

Ngày 15/8, Facebook đã tiết lộ những nỗ lực của mình trong việc sửa đổi lại những thông tin sai lệch ở Myanmar.

Facebook cho biết đã cử các nhân viên đến Myanmar, trong mùa hè để hiểu rõ hơn về tình hình. Họ cũng thuê hơn 60 chuyên gia ngôn ngữ Myanmar để xem xét nội dung và kế hoạch tăng lên đến 100 vào cuối năm.

Các nhà lập pháp, các nhà hoạt động nhân quyền và Liên Hợp Quốc đã chỉ trích vai trò của Facebook trong cuộc khủng hoảng ở Myanmar. Cam kết tham gia nhiều hơn của Facebook là một phần trong việc bảo vệ rộng hơn, chống lại sự lây lan của những thông tin gây tranh cãi hoặc sai lệch trên mạng của mình trên toàn cầu. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg đã cam kết sẽ thuê thêm nhân viên để xem xét các bài đăng liên quan đến các bài phát biểu thù địch.

Nhưng người quản lý sản phẩm Facebook, Sara Su, nói rằng con người không thể một mình kiểm soát được tất cả nội dung xấu. Phần lớn nỗ lực của Facebook dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) mà Zuckerberg đã chỉ ra là một công cụ mà các công ty truyền thông xã hội có thể sử dụng để phân tích một lượng lớn bài đăng và gắn cờ các vấn đề tiềm ẩn.

Tuy nhiên, AI chưa có khả năng theo dõi và đánh giá ngôn từ kích động thù địch hoặc thông tin sai lệch. Zuckerberg cho biết sẽ mất 5 đến 10 năm để đào tạo AI để nhận ra điều đó.

Công nghệ này đang được thử nghiệm ở Myanmar, nơi có tỷ lệ thấp các bài đăng được gắn cờ bởi người dùng Facebook do các vi phạm chính sách tiềm ẩn. Facebook cho biết AI có khả năng gắn cờ 52% tất cả các nội dung nó loại bỏ ở Myanmar trước khi bài đăng được báo cáo bởi người dùng.

Facebook không đưa ra ước tính về số lượng nội dung mà nó đã xóa dẫn đến gây khó khăn cho việc đánh giá quy mô của vấn đề. Nhưng trong một cuộc điều tra độc lập, Reuters đã tìm thấy hơn 1.000 bài viết, bình luận, hình ảnh và video kêu gọi bạo lực chống lại người Rohingya trong tuần qua.

Công ty cho biết họ cũng đang thực thi tại Myanmar một chính sách mới được cập nhật để giải quyết “bạo lực đáng tin cậy”, đặt tiêu chuẩn để xóa nội dung có “tiềm năng đóng góp cho bạo lực sắp xảy ra hoặc gây tổn hại về thể chất”.

Facebook phần lớn do dự trong việc loại bỏ thông tin sai lệch trên mạng của mình mà có thiên hướng giảm thông tin không chính xác trong News Feed bằng các thuật toán của họ. Nhưng Facebook sẵn sàng áp dụng những biện pháp mạnh mẽ hơn ở Myanmar do bạo lực liên quan đến thông tin sai lệch. Facebook cho biết họ đang thực hiện các chiến lược thực thi tập trung tương tự ở Sri Lanka, Ấn Độ, Cameroon và Cộng hòa Trung Phi.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Facebook sử dụng trí thông minh nhân tạo để chống lại thông tin sai lạc ở Myanmar
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO