Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt hút 1,5 tỷ USD vốn đầu tư bất chấp Covid-19

Trọng Đạt| 23/03/2022 09:28
Theo dõi ICTVietnam trên

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt cần được khuyến khích, hỗ trợ để tạo thành làn sóng đổi mới sáng tạo, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19.

Chiều 22/3, Ngày hội Khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo Quốc gia - TECHFEST Việt Nam năm thứ 8 đã chính thức được phát động tại Hà Nội.

TECHFEST Việt Nam 2022 được tổ chức bởi Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Bộ Ngoại giao và một số cơ quan, đơn vị liên quan. Qua nhiều năm tổ chức, TECHFEST Việt Nam đã trở thành “nền tảng” kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp với mục tiêu thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt hút 1,5 tỷ USD vốn đầu tư bất chấp Covid-19 - Ảnh 1.

TECHFEST là sự kiện được tổ chức thường niên nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự hình thành và phát triển của loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Chia sẻ tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng vui mừng khi thấy TECHFEST giờ đây không còn là một cụm từ xa lạ. Theo đó, khi tìm kiếm nhanh trên Google, từ khóa TECHFEST đã trả về hơn 1,7 triệu kết quả. Đây tuy chưa phải con số quá lớn nhưng cũng đủ cho thấy sự lan tỏa và quan tâm của cộng đồng đối với sự kiện.

Theo Thứ trưởng Trần Văn Tùng, đại dịch Covid-19 đã và đang tác động toàn diện và sâu rộng tới mọi mặt của kinh tế, xã hội, ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

Đại dịch còn hạn chế khả năng tiếp cận nguồn lực từ quốc tế, hạn chế sự tương tác, gặp gỡ, trao đổi kinh doanh,... Tuy nhiên, đây cũng là động lực, là cơ hội để ứng dụng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Giữa tâm bão đại dịch năm 2021, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đã thu hút hơn 1,5 tỷ USD, lượng vốn đầu tư cao nhất từ trước tới nay. Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy tiềm lực và năng lực của trí tuệ Việt Nam.

Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt hút 1,5 tỷ USD vốn đầu tư bất chấp Covid-19 - Ảnh 2.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN, động lực này cần được tiếp tục khuyến khích, hỗ trợ để phát triển và hình thành nên làn sóng đổi mới sáng tạo, góp phần phục hồi và phát triển kinh tế trong thời kỳ hậu Covid-19.

Tiếp nối những kết quả đạt được từ các kỳ TECHFEST trước, hoạt động kết nối đầu tư, triển lãm giải pháp công nghệ đổi mới sáng tạo thông qua các “làng công nghệ” sẽ tiếp tục được phát triển với tư duy mở. Điều này nhằm mục đích hình thành những cầu nối chuyển giao công nghệ, mở ra thị trường, tạo mối liên kết chặt chẽ trong hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia.

TECHFEST Việt Nam 2022 sẽ bao gồm một chuỗi hoạt động trực tiếp kết hợp trực tuyến, ứng dụng những công nghệ tiên tiến như triển lãm ảo 2D và 3D, phòng họp thực tế ảo,... cho các hoạt động hội thảo, hội nghị chuyên môn, cuộc thi, kết nối đầu tư,... trên một nền tảng thống nhất.

Khác với mọi năm, TECHFEST 2022 cũng xuất hiện những “làng công nghệ” mới nhằm giới thiệu và trao đổi những công nghệ đang được quan tâm như chuỗi khối (Blockchain), công nghệ dược liệu, metaverse, chuyển đổi số…

Đặc biệt, hoạt động kết nối đầu tư sẽ được triển khai bài bản với những dịch vụ hỗ trợ pháp lý. Điều này giúp đẩy mạnh việc thu hút đầu tư cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

Theo Bộ KH&CN, TECHFEST Việt Nam 2022 hứa hẹn đem lại nhiều trải nghiệm mới, cơ hội mới cho người tham dự dù là nhà đầu tư, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, cố vấn, huấn luyện viên hay các nhà sáng lập, nhóm nghiên cứu,... Sự kiện được kỳ vọng trở thành một sân chơi đa dạng và truyền cảm hứng về khởi nghiệp sáng tạo đối với các bạn trẻ Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • 5G và những thay đổi toàn diện trong xây dựng thành phố thông minh
    Với tốc độ cực cao, độ trễ cực thấp, băng thông rộng và kết nối mật độ cực lớn, 5G là hạ tầng cốt lõi hỗ trợ toàn diện cho sự đổi mới và phát triển của thành phố thông minh trên tất cả các lĩnh vực, tác động tích cực vào công tác xây dựng và quản lý thành phố, tạo ra một môi trường sống tiện nghi, bền vững và an toàn hơn bao giờ hết.
  • Vượt qua hơn 1.000 doanh nghiệp, Bưu điện Việt Nam đạt giải Thương hiệu Quốc gia 2024
    Đây là lần thứ 2 liên tiếp Bưu điện Việt Nam vinh dự nhận giải thưởng danh giá này bởi những thành tựu lớn trong lĩnh vực logistics, bưu chính chuyển phát tại Việt Nam và Quốc tế.
  • Trên 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số”
    Theo thông tin từ Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến hết tháng 10/2024, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” – iHanoi đã đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng này lên tới 1.043.724.
  • Sắp diễn ra Lễ hội văn hoá ẩm thực Hà Nội năm 2024
    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 313/KH-UBND về việc tổ chức Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 (The HaNoi Culinary Culture Festival 2024) với chủ đề "Hà Nội kết nối năm châu".
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt hút 1,5 tỷ USD vốn đầu tư bất chấp Covid-19
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO