Hội nghị cấp cao về EMS Châu Á - Thái Bình Dương: thông qua tiêu chí chất lượng EMS E2E

PV| 27/09/2018 14:01
Theo dõi ICTVietnam trên

Với nội dung thiết thực trong việc đưa ra các giải pháp phát triển EMS trong thời gian tới, Hội nghị đã nhận được quan tâm, tham gia của đại điện 18 nhà khai thác EMS của Bưu chính các nước trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Từ ngày 26 - 27/09/2018, Hội nghị chuyên đề EMS (dịch vụ nhận gửi, chuyển phát bưu gửi) cho quản lý cao cấp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch HĐTV Tổng công ty BĐVN Phạm Anh Tuấn phát biểu

Phát biểu tại Hội nghị, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam (BĐVN) Phạm Anh Tuấn cho biết đây là lần đầu tiên Việt Nam vinh dự được tổ chức Hội nghị chuyên đề về EMS cho các nhà quản lý cao cấp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. EMS Việt Nam chính thức kết nối với mạng lưới EMS quốc tế và bắt đầu thực hiện việc trao đổi dữ liệu điện tử trên mạng với các nước thành viên khác trong Hiệp hội EMS quốc tế từ 2009. Thời gian qua  EMS Việt Nam luôn đặc biệt quan tâm đến việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng các giải pháp CNTT trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, hiện đại hóa các sàn khai thác để đảm bảo chất lượng dịch vụ EMS ngày càng tốt nhất.

Với quyết tâm đưa EMS Việt Nam nằm trong TOP 3 các nhà cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, bên cạnh việc thực hiện tốt vai trò là thành viên Hiệp hội EMS, đóng góp nhiều ý kiến có giá trị và tích cực triển khai các chương trình, chiến lược chung của tổ chức quốc tế này, EMS Việt Nam tiếp tục nỗ lực xây dựng hình ảnh, vị thể của EMS Việt Nam trong Hiệp hội EMS nói riêng và các tổ chức Bưu chính thế giới nói chung nhằm đưa EMS trở thành dịch vụ chuyển phát nhanh uy tín, chuyên nghiệp và có mạng lưới cung cấp dịch vụ lớn nhất tại Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tại Hội nghị, các đại biểu đã tập trung bàn về nhiều vấn đề quan trọng nhằm thúc đẩy dịch vụ nhận gửi và chuyển phát EMS trong thời gian tới như: Kế hoạch kinh doanh của Hiệp hội EMS đến năm 2020; sự phát triển của các thị trường chủ chốt trong khu vực; Chất lượng dịch vụ từ khâu đầu đến khâu cuối và dự án EMS Twinning; Sự cải thiện chất lượng chuỗi cung ứng dịch vụ EMS; Xu thế về chất lượng dịch vụ của khu vực; giải pháp cải thiện chất lượng vận chuyển; Xu thế chất lượng vận chuyển và hải quan trong khu vực…

Bên cạnh đó, đại diện EMS một số nước trong khu vực cũng chia sẻ các câu chuyện về sự thành công trong việc tăng trưởng và cải thiện chất lượng dịch vụ EMS; cập nhật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về chiến lược phát triển dịch vụ trong giai đoạn tới...

Đặc biệt, nhằm định vị tăng trưởng toàn diện cho dịch vụ EMS trong khu vực và trên toàn thế giới, tại các phiên thảo luận về chiến lược cải thiện chất lượng dịch vụ EMS, các hành động tiếp theo của bưu chính các nước trong khu vực, tiêu chí giải thưởng chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng của dịch vụ EMS... các đại biểu đã nhất trí cao thông qua Bảng tiêu chí  thực hiện chất lượng EMS E2E (dịch vụ đầu cuối); Tiêu chuẩn EMS và chất lượng dịch vụ trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.

Một trong những sàn khai thác của EMS Việt Nam

Với 181 thành viên, Hiệp hội EMS quốc tế đại diện cho hơn 90% các nhà khai thách bưu chính trên thế giới và chiếm tới 96% tổng khối lượng bưu gửi EMS toàn cầu. EMS Việt Nam là một trong những thành viên quan trọng, chủ động và tích cực của Hiệp hội trong nhiều năm qua. Tốc độ tăng trưởng sản lượng dịch vụ chuyển phát nhanh EMS quốc tế cả chiều đi và chiều đến đều tăng khá mạnh. EMS Việt Nam cũng được đánh giá là một trong 10 nước có chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng tốt nhất của hiệp hội EMS quốc.

Trong khuôn khổ Hội nghị chuyên đề EMS cho quản lý cao cấp khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, đại biểu đã dành thời gian đi thăm quan thực tế tại bưu cục EMS, Bưu điện TP. Hồ Chí Minh để trải nghiệm thực tế về sự phát triển, năng động của EMS và bưu chính tại Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • 5 khác biệt trong đào tạo nhân lực bán dẫn chất lượng cao tại Tập đoàn Phenikaa
    Trung tâm Phenikaa Đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn (đơn vị thành viên của Tập đoàn Phenikaa) cùng các đối tác cam kết đào tạo tối thiểu 8.000 kỹ sư thiết kế chip và 12.000 kỹ sư/kỹ thuật viên bậc cao có chứng chỉ quốc tế, đáp ứng được khoảng 40% nhu cầu nhân sự dự kiến của ngành.
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Tháo gỡ rào cản nguồn nhân lực chất lượng cao ngành CNTT
    Nhằm tháo gỡ khó khăn trong đào tạo CNTT, Viện Quản trị và Công nghệ ABS (Đại học Thành Đô) ra đời với sứ mệnh cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo 100% sinh viên đủ phẩm chất, kỹ năng có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp.
  • Cựu Ngoại trưởng Mỹ nói về 6 nhà lãnh đạo kiệt xuất “định hình thế giới”
    Bằng những kinh nghiệm trong nhiều thập kỷ làm chính trị gia, Henry Kissinger trong cuốn sách cuối cùng của mình “Lãnh đạo: 6 chiến lược gia kiệt xuất định hình thế giới”, đã xem xét chiến lược của 6 nhà lãnh đạo vĩ đại của thế kỷ XX và đưa ra một lý thuyết về lãnh đạo và ngoại giao.
  • Xây dựng Việt Nam thành trung tâm toàn cầu về nhân lực bán dẫn
    Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Việt Nam đang ở trung tâm toàn cầu của ngành công nghiệp bán dẫn. Một trong những bước đi của chiến lược Quốc gia về công nghiệp bán dẫn Việt Nam là xây dựng Việt Nam thành hub nhân lực toàn cầu về nhân lực bán dẫn”.
Đừng bỏ lỡ
Hội nghị cấp cao về EMS Châu Á - Thái Bình Dương: thông qua tiêu chí chất lượng EMS E2E
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO