Hội nghị khoa học và công nghệ thông tin quốc tế (ICIST 2017) tại Đà Nẵng

QH| 03/03/2017 09:07
Theo dõi ICTVietnam trên

Hội nghị quốc tế lần thứ 7 của IEEE (IEEEXplore) về Khoa học và Công nghệ Thông tin (International Conference on Information Science and Technology - ICIST) năm 2017 được Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt –Hàn phối hợp với Trường ĐH Thành phố Hồng Kông tổ chức từ ngày 16 đến ngày 18-04-2017, tại Đà Nẵng.

Trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt-Hàn tích cực tham gia tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế

Hội nghị ICIST lần đầu tiên được tổ chức tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc vào năm 2011. Qua 6 lần tổ chức, ICIST đã trở thành một diễn đàn quốc tế cấp cao thường niên dành cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy và quản lý gặp gỡ, trao đổi học thuật, giới thiệu các công trình nghiên cứu khoa học hữu ích, những ý tưởng độc đáo và các ứng dụng nổi bật trong lĩnh vực khoa học và CNTT.  

ICIST 2017 được chủ trì bởi Giáo sư Sam Kwong – chuyên gia về giải thuật tiến hóa, nhận dạng mẫu và học máy của trường ĐH thành phố Hồng Kông (trường nằm trong top 100 các trường trên thế giới về khoa học máy tính theo xếp hạng của Times Higher Education World University Rankings)  đồng thời được hỗ trợ chuyên môn của các nhà khoa học đến từ Hong Kong, Macau, Ý và Hoa Kỳ.

Nội dung của Hội nghị tập trung chủ yếu vào các chủ đề sau:

  • Kỹ thuật và khoa học máy tính: Mạng máy tính, thị giác máy tính, nhận dạng mẫu, tính toán song song và phân tán, trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây.v.v.
  • Điều khiển và tự động hoá: Hệ thống tự động, điều khiển thông minh, phát hiện lỗi và nhận dạng, điều khiển logic mờ .v.v.
  • Xử lý tín hiệu số và viễn thông: Xử lý tín hiệu, xử lý và mã hóa tiếng nói, phân tích quang phổ bậc cao, xử lý tín hiệu nơ-ron .v.v.
  • Tin sinh học và kỹ thuật y sinh: phân tích dữ liệu microarray, công nghệ giao tiếp não người – máy tính (BCI), hệ hỗ trợ ra quyết định và chẩn đoán lâm sàng thông minh .v.v.

TS. Hoàng Bảo Hùng - Hiệu trưởng trường CĐ CNTT Hữu nghị Việt-Hàn phát biểu tại Hội thảo quốc tế châu Á ACIIDS 2016

Đã có hơn 120 bài báo khoa học được gửi đăng, trong đó có 34 bài của tác giả trong nước. Theo chương trình, ngoài các báo cáo theo chủ đề còn có các bài tham luận của các chuyên gia quốc tế tại các phiên làm việc đặc biệt về công nghiệp robot và các ứng dụng tự động hóa; robot không gian; sản xuất thông minh; mô hình, hướng dẫn và điều khiển phương tiện hàng hải; hệ thống thông minh trong y tế và ứng dụng trong ô-tô; điều khiển mô-tô và điều khiển bằng cảm ứng di động .v.v. Tất cả các bài báo của  ICIST 2017 sẽ được công bố trên cơ sở dữ liệu của IEEE.

Đặc biệt, tham dự hội thảo ICIST 2017 còn có 03 diễn giả chính là các giáo sư đầu ngành trên thế giới bao gồm Giáo sư Gary G.Yen (Hoa Kỳ) – Phó TBT Tạp chí hệ thống điều khiển của IEEE, Tạp chí IEEE Transactions on Control Systems Technology, Automatica, Mechantronics, IEEE Transactions on Systems và nhiều tạp chí uy tín khác trên thế giới, chuyên gia về điều khiển thông minh và mạng nơ-ron; Giáo sư Zongben Xu (Trung Quốc) – nhà toán học và chuyên gia xử lý thông tin và tín hiệu; Giáo sư Hong Yan (Hong Kong) – chuyên gia về Tin sinh học, xử lý ảnh và nhận dạng mẫu. Các giáo sư sẽ trình bày về các vấn mang tính thời sự của ngành công nghệ thông tin như (1) Thuật toán tiến hóa đa mục tiêu – Hiện hình hóa và ra quyết định (2) Dữ liệu lớn: Thách thức và thực tiễn (3) Học không giám sát dựa trên tổ hợp phân cụm (co-clustering).

Trang web chính thức của Hội nghị: https://conference.cs.cityu.edu.hk/icist/

Liên hệ tham dự Hội nghị: Phòng Hợp tác quốc tế và Khoa học công nghệ, Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt – Hàn, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng; SĐT: 0511.3962972; Fax: 0511.3962973

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
Đừng bỏ lỡ
  • Xây dựng hạ tầng cho mạng 5G tương lai của Việt Nam
    Đông Nam Á là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh nhất trên thế giới. Dự kiến tới năm 2030, ASEAN (gồm 10 quốc gia Đông Nam Á) sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ tư toàn cầu. Phần lớn động lực thúc đẩy sự phát triển này đến từ sự vận động và tăng trưởng không ngừng của nền kinh tế số trong khu vực, với giá trị ước tính lên đến gần 1 nghìn tỉ đô-la vào năm 2030.
  • Hai nền tảng số MISA được công nhận là sản phẩm Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ và nhiều vòng thẩm định khắt khe, MISA có hai nền tảng số đạt danh hiệu Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024.
  • Sản phẩm, dịch vụ của VinaPhone được công nhận là Thương hiệu Quốc gia
    Tại lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 do Bộ Công Thương tổ chức, sản phẩm, dịch vụ VinaPhone 5G, Truyền hình MyTV, chứng thực ký số công cộng (VNPT CA)... của VNPT VinaPhone đã được công nhận là Thương hiệu Quốc gia 2024.
  • GHTK được vinh danh Thương hiệu Quốc gia Việt Nam lần thứ hai
    Công ty CP Giao hàng Tiết Kiệm tự hào là một trong 190 doanh nghiệp tiêu biểu, đạt danh hiệu Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024 trong số hơn 1.000 doanh nghiệp đăng ký.
  • Cuộc đua trung tâm dữ liệu AI tại Đông Nam Á
    Trí tuệ nhân tạo (AI) đã trở thành một động lực chính thúc đẩy đổi mới công nghệ toàn cầu và Đông Nam Á đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong cuộc đua phát triển AI. Hàng loạt các hãng công nghệ và đám mây lớn đã thông báo kế hoạch xây dựng, vận hành trung tâm dữ liệu mới tại Đông Nam Á.
  • Mở rộng trông xe không dùng tiền mặt mang lại lợi ích "kép"
    Việc áp dụng hình thức thanh toán qua ứng dụng thu phí không dừng VETC và mã QR vào hoạt động thanh toán phí gửi xe không dùng tiền mặt không những góp phần từng bước hình thành hệ thống giao thông thông minh mà còn tăng cường công tác quản lý nhà nước, minh bạch trong công tác thu phí dịch vụ trông giữ xe.
  • MobiFone được vinh danh Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2024
    Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024 tối 4/11, MobiFone xuất sắc được vinh danh tại sự kiện với 5 thương hiệu sản phẩm đột phá bao gồm: Dịch vụ viễn thông MobiFone, mobiEdu, ClipTV, mobiAgri và nền tảng số MobiFone.
  • 10 xu hướng định hình tương lai của quản lý giao dịch số
    Quản lý giao dịch số đang phát triển mạnh mẽ, được thúc đẩy bởi những tiến bộ công nghệ và nhu cầu ngày càng tăng về xử lý tài liệu an toàn, hiệu quả. Đây là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp giảm bớt thủ tục hành chính và tối ưu hóa quy trình xử lý tài liệu số.
  • Zalo giữ vững ngôi đầu nền tảng nhắn tin được yêu thích nhất
    Ngày 5/11, theo báo cáo “The Connected Consumer Q.III/2024” mới nhất do Decision Lab công bố, Zalo tiếp tục dẫn đầu các nền tảng nhắn tin tại Việt Nam về tỷ lệ sử dụng (renetration rate) và mức độ yêu thích (preference rate).
  • Triển vọng thị trường chữ ký số toàn cầu
    Thị trường chữ ký số toàn cầu đang có ​​sự tăng trưởng chưa từng có khi các doanh nghiệp và cá nhân ngày càng áp dụng các giải pháp số để xác thực tài liệu và giao dịch an toàn.
Hội nghị khoa học và công nghệ thông tin quốc tế (ICIST 2017) tại Đà Nẵng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO