Hơn 300 nghìn trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính

Thu Hằng| 27/02/2018 08:43
Theo dõi ICTVietnam trên

Sau 03 năm thực hiện Quyết định số 19/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp (PLLTP) qua dịch vụ bưu chính, đăng ký PLLTP trực tuyến, cả nước đã giải quyết 300.634 trường hợp cấp PLLTP qua dịch vụ bưu chính, 80.313 trường hợp cấp PLLTP trực tuyến.

Ông Hoàng Quốc Hùng, Giám đốc Trung tâm LLTP quốc gia cho biết sau 03 năm thực hiện Quyết định số 19/QĐ-TTg ngày 08/01/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính, đăng ký PLLTP trực tuyến (Đề án 19), cả nước đã có 60/63 Sở Tư pháp triển khai phương thức cấp PLLTP qua dịch vụ bưu chính (trong đó có 11 Sở Tư pháp được giao thực hiện thí điểm, 49 Sở Tư pháp chủ động thực hiện thí điểm).

Tính từ khi triển khai Đề án 19 đến 31/10/2017, các Sở Tư pháp đã tiếp nhận và giải quyết 300.634 trường hợp cấp PLLTP qua dịch vụ bưu chính.

Dịch vụ đăng ký cấp PLLTP trực tuyến. (Ảnh: TH).

Bên cạnh việc triển khai phương thức cấp PLLTP qua dịch vụ bưu chính, đăng ký cấp PLLTP trực tuyến đã triển khai tại 51/63 Sở Tư pháp với  80.313/83.302 trường hợp cấp PLLTP trực tuyến.

Việc đăng ký trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian, công sức, chi phí đi lại của người dân, đặc biệt là người dân ở xa trung tâm tỉnh hoặc đang ở nước ngoài; góp phần cắt giảm chi phí thực hiện các thủ tục hành chính. Đối với cơ quan có thẩm quyền cấp PLLTP đã giảm được áp lực tiếp nhận hồ sơ hành chính tại bộ phận một cửa, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết công việc, hướng tới sự phục vụ người dân ngày một tốt.

Tuy nhiên, công tác xây dựng cơ sở dữ liệu LLTP vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của Luật LLTP, nhất là ở địa phương, nhiều thông tin LLTP tồn đọng, chưa được cập nhập vào cơ sở dữ liệu. Tiêu cực trong cấp Phiếu LLTP xảy ra ở một số địa phương...

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc, bên cạnh kết quả đạt được, PLLTP được cấp qua các hình thức nêu trên trong vòng 3 năm còn ở mức độ, do vậy, cần phải nỗ lực hơn nữa để truyền thông, thông tin để người dân biết, tin tưởng và sử dụng các hình thức này.

Đồng thời, cần phải bảo đảm sự cân bằng giữa tạo sự thuận lợi cho người dân có được PLLTP với việc bảo đảm sự chính xác, bảo vệ bí mật đời tư cho người yêu cầu được cấp PLLTP; rà soát kỹ những rào cản từ thể chế và có đề xuất, kiến nghị cụ thể; đẩy  mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện nhiệm vụ…/.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Bưu điện chi trả tiền cứu trợ nhanh nhất cho người dân sau bão Yagi
    Với số tiền hơn 10 tỷ đồng được hỗ trợ từ Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) sẽ chi trả cho hơn 2.600 hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3 (Yagi) tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai và TP. Hải Phòng ngay trong tháng 12/2024.
  • Báo chí truyền thông và vấn đề quyền riêng tư
    Vấn đề bảo vệ quyền riêng tư cũng được coi như là một phần của việc bảo vệ quyền con người, và quyền riêng tư cần được tôn trọng, đặc biệt là trong bối cảnh bùng nổ truyền thông số hiện nay - khi mà các phương tiện truyền thông hiện đại có khả năng thu thập và phát tán thông tin, hình ảnh đời tư của con người một cách dễ dàng và vô cùng nhanh chóng.
  • FPT mở văn phòng tại Cần Thơ, bổ sung nguồn nhân lực cho mảng dịch vụ CNTT nước ngoài
    Văn phòng làm việc mới tại Cần Thơ của FPT được kỳ vọng sẽ góp phần đáp ứng không gian làm việc cho 1.000 nhân sự mảng dịch vụ CNTT cho thị trường nước ngoài của Tập đoàn vào năm 2025, hướng tới mục tiêu thu hút 3.000 nhân sự vào năm 2030.
  • Công trình nghiên cứu đồ sộ về tôn giáo và chính trị
    Cuốn sách “Lịch sử Cơ Đốc giáo Việt Nam thế kỷ 16 - 19” của GS. Trịnh Vĩnh Thường, một chuyên gia nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Việt, vừa được giới thiệu đến độc giả như một tài liệu tham khảo chuyên sâu về mối quan hệ phức tạp giữa Thiên Chúa giáo và các triều đại phong kiến Việt Nam.
  • Lệnh cấm Internet tại một số quốc gia châu Á gây "khó" cho các nhà mạng viễn thông
    Việc hạn chế quyền truy cập Internet của một số quốc gia châu Á vì mục đích chính trị đã khiến các nhà mạng viễn thông chịu nhiều tổn thất về tài chính và danh tiếng.
Đừng bỏ lỡ
Hơn 300 nghìn trường hợp cấp Phiếu lý lịch tư pháp qua dịch vụ bưu chính
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO