Hiện nay, tổng số thiết bị IoT trên toàn thế giới đạt 7 tỷ thiết bị. Con số này dự báo sẽ đạt khoảng 18 tỷ vào năm 2022, vì các nhà hoạch định chính sách công nghệ thông tin đều muốn tăng chi tiêu cho IoT, với mức tăng trưởng trung bình gần 18%.
Đối với các công ty, dữ liệu luôn là một tài nguyên quan trọng. Nhờ khả năng kết nối hàng tỷ thiết bị, IoT cho phép thu thập và trao đổi số lượng lớn dữ liệu. Về cơ bản, IoT đóng vai trò giám sát cho các công ty đặc biệt trong quá trình chuyển đổi doanh nghiệp.
Các công ty có thể áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu do các thiết bị IoT tạo ra để dự đoán tương lai, xác định rủi ro cũng như cơ hội nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và học máy.
IoT còn giúp cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng. Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, người tiêu dùng ngày nay sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để có trải nghiệm tốt hơn. Theo nghiên cứu của PwC dựa trên 15.000 người được khảo sát trên toàn cầu, mức giá cao cho trải nghiệm tiêu dùng chất lượng lên tới 16%.
Các thiết bị IoT cũng cho phép các công ty thu thập dữ liệu có giá trị trong hành trình mua sắm của người tiêu dùng. Dữ liệu sau đó có thể được phân tích và cá nhân hóa cho từng khách hàng vì mỗi khách hàng có nhu cầu và mong muốn khác nhau.
Giá trị lớn nhất của IoT nằm ở khả năng tăng hiệu quả, giảm chi phí và tăng tính linh hoạt trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh, từ bảo mật, hàng tồn kho và quản lý nguồn nhân lực. Ví dụ, Songa Offshore, một nhà thầu khoan quốc tế, đã có thể giảm thời gian ngừng hoạt động ngoài dự kiến bằng cách thu thập toàn bộ dữ liệu cảm biến từ nhiều nguồn khác nhau trên các giàn khoan dầu ngoài khơi và tích hợp dữ liệu với các hệ thống vận hành.
Tuy nhiên, vẫn tồn tại nhiều thách thức trong việc khai thác triệt để sức mạnh của IoT. Theo khảo sát 500 doanh nghiệp trên toàn cầu của Inmarsat, chỉ có khoảng 1/5 (21%) số người được hỏi đã triển khai đầy đủ các giải pháp dựa trên IoT trong khi 4/5 (82%) số người được hỏi lên kế hoạch thực hiện trong 2 năm tới.
Paul Gudonis, Trưởng phòng doanh nghiệp tại Inmarsat cho biết “Các nghiên cứu chỉ ra những mối quan ngại khi áp dụng các giải pháp IoT đó là là bảo mật, kỹ năng và kết nối”. Phát triển công nghệ mới rất phức tạp và dựa trên nhiều loại kỹ năng khác nhau. Các nhà cung cấp dịch vụ mạng đáng tin cậy ở bất kỳ đâu trên thế giới cần hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp là người dùng cuối để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng”.
Kết nối tin cậy dựa theo yêu cầu rất cần thiết đối với các tập đoàn toàn cầu vì họ chủ yếu sử dụng các ứng dụng đám mây tập trung cho hoạt động kinh doanh và 4G/LTE chính là giải pháp. Ông Ivan Landen, CEO của Blue Wireless cho biết “Các doanh nghiệp quan tâm đặc biệt về vấn đề tin cậy và quản lý trong khi các dịch vụ băng rộng hoặc di động địa phương thường không thể đáp ứng nhu cầu của họ”.
Ngoài vấn đề kết nối, một trở ngại khác trong ứng dụng của bộ dữ liệu IoT là tuổi của các ứng dụng hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Một cuộc khảo sát với 200 nhà ra quyết định về IoT ở Bắc Mỹ đã tiết lộ rằng ở 84% các công ty dữ liệu IoT không được tích hợp với ERP. Bởi vì các ứng dụng ERP không thể đáp ứng lượng dữ liệu chảy vào từ các thiết bị IoT.
Các doanh nghiệp đang trải nghiệm những tác động biến đổi của IoT, góp phần tạo ra mô hình kinh doanh mới, dẫn đến những cơ hội mới, tăng cường hiệu quả, giảm chi phí, tăng tính linh hoạt và cải thiện kinh nghiệm khách hàng. Con đường chuyển đổi doanh nghiệp không hoàn toàn miễn phí, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ mới cố gắng để vượt qua khó khăn.