Rác thải điện tử (E-waste)tạora do các thiết bị CNTT&TT đã lỗi thời và bịloại bỏ.Trong khi các thiết bịnày đã từng mang lại lợi ích của công nghệ tiên tiến mới, thì chúng lại đã gâyra những gánh nặng ngày càng tăng do lượng rác thải điện tử đang ngày một lớndần.
Tình hình càng trởnên tồi tệ khi các thiết bị cá nhân được cập nhật và nâng cấp thường xuyên và ngườidân không ngừng mong muốn sử dụng các thiết bị mới nhất.
Rác thải điện tửhiện nay là một trong những vấn đề môi trường nhận được sự quan tâm nhất ở cả cácnước phát triển và đang phát triển.
Trong năm 2014, có gần41,8 triệu tấn rác thải điện tử được tạo ra và con số này được dự kiến sẽtăng lên 50 triệu tấn vào năm 2018. Những rắc rối ngày càng tăng của việc thugom rác thải điện tử đặt ra yêu cầu quản lý các thiết bị CNTT&TT bị bỏ đi trêntoàn thế giới một cách có trách nhiệm.
Xây dựng quan hệ đối tác hiệuquả
Phó Tổng thư ký ITU Malcolm Johnson, trong bài phátbiểu khai mạc tại một hội thảo của Liên hợp Quốc (LHQ) về quản lý bền vững rác thải điện tử trong Hội nghị Thượng đỉnh Thếgiới về Xã hội Thông tin (WSIS) tại Geneva vào 5 tháng 5 năm 2016, cho rằng: đểgiúp việc tái chế thuận lợi hơn, chúng ta cần các tiêu chuẩn và chính sách nhằmthiết lập các tiêu chí trong việc tháo gỡ và phân loại vật liệu, tránh sử dụng keodán và mối hàn, và dán nhãn các vật liệu được sử dụng trong sản phẩm.
Điều này là phù hợpvới cácmục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt là các điều khoản trong mụctiêu 12 về việc tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm, điều khoản C.7 của WSISvềmôi trường điện tử, và "Chương trình nghị sự kết nối 2020"của ITU - kêu gọi giảm thiểu các tác động tiêu cực của CNTT&TT đối với môitrường, đặc biệt bằng cách giảm lượng rác thải điện tử 50% vào năm 2020.
Các cơ quan liênquan của Liên hợp Quốc cần phải hợp tác cùng nhau.ITU, Ban Thư ký Công ước Basel, cácTrung tâm khu vực công ước Basel cho Nam Mỹ, UNU, WHO, WIPO, UNIDO, ECLAC vàUNESCO đã xây dựng một báo cáo nêu rõ tình trạng quản lý rác thải điện tử ở khuvực Mỹ Latinh.Báo cáo này có hướng dẫn về các bước cần tiến hànhtheo hướng quản lý rác thải điện tử bền vững.
ITU cũng đã đề xuấtvới Nhóm Quản lý môi trường của LHQ thành lập một bộ quản lý riêng để tăngcường phối hợp xử lý rác thải điện tử trong LHQ.
Tiêu chuẩn ITU và hướng dẫn
Là một tổ chức pháttriển tiêu chuẩn quốc tế, ITU cũng tiếp tục phát triển các tiêu chuẩn về táichế kim loại hiếm từ các thiết bị CNTT&TT bị loại bỏ.Việc thu hồi kim loại quý và các vậtliệu quan trọng từ các sản phẩm này tạo ra cơ hội kinh tế đáng kể nhưng thườngbị bỏ qua.Ví dụ, một tấn sảnlượng quặng vàng chỉ có 5g vàng, trong khi một tấn điện thoại di động đã qua sửdụng mang lại sản lượng đáng kinh ngạc tới 400g vàng!
ITU thông qua Nhóm Nghiên cứu số 5 đã xây dựng hướngdẫn cho các nước thiết lập chương trình quản lý rác thải điện tử và chính sách rácthải điện tử bền vững.
Tổng hợp theo ITU (https://itu4u.wordpress.com)