Kết hôn trước tuổi 30 là quyết định sáng suốt nhất của tôi về mặt tài chính: Không chỉ hạnh phúc hơn mà còn rút ngắn thời gian làm giàu

Ngọc Hà| 09/05/2020 14:26
Theo dõi ICTVietnam trên

Nhờ lấy chồng sớm, tôi đã có người cùng chia sẻ những gánh nặng nợ nần trong cuộc sống gia đình.

Khi tuyên bố đính hôn vào tháng 10/2014, gia đình và bạn bè đều mừng cho tôi. Bản thân tôi cũng vô cùng vui sướng. Chiếc nhẫn kim cương mới, sáng bóng khiến tôi vui như mở cờ trong bụng mỗi lần nó lấp lánh dưới ánh nắng. Tôi vừa mới tốt nghiệp đại học, háo hức được bắt đầu phần còn lại của cuộc đời bên vị hôn phu. Thế nhưng, giữa hàng trăm bình luận chúc mừng, có người hỏi tôi: “Ồ, bạn khá trẻ để làm cô dâu nhỉ?” hoặc “Bạn nghĩ thế nào về việc kết hôn khi còn trẻ thế này?” hay “Haha, bạn đã cưới rồi còn tôi vẫn ngồi đây và cố gắng trưởng thành”. 

Tôi mới chỉ 22 tuổi khi đính hôn và 23 tuổi khi làm đám cưới. Lúc đó, tuổi tác không phải vấn đề với tôi. Tôi và chồng đều biết đã đến lúc bước sang trang mới của cuộc đời và cùng nhau kiến tạo tương lai. Vậy còn chờ đợi làm gì nữa?

Quả thực là thế hệ trẻ như tôi bây giờ ngày càng kết hôn muộn. Theo thống kê của Gallup năm 2014, chỉ có 27% số người thuộc thế hệ Y đã kết hôn. Tương tự, theo thống kê của Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, số người kết hôn ở thế hệ X là 36% và thế hệ Z là 48%, trong đó 65% số người truyền thống kết hôn khi ở độ tuổi của thế Y ngày nay. Được học hành đầy đủ hơn (và cũng nợ nần nhiều hơn), thế hệ trẻ ngày nay chọn cách trì hoãn kết hôn, hoặc hoàn toàn bỏ qua điều này. 

Giờ đây, kết hôn trước tuổi 30 được coi là một điều lạ lùng. Sau khi kết hôn, tôi luôn tự hỏi liệu việc cưới sớm có giúp chúng tôi ổn định tài chính không hay đẩy chúng tôi vào nợ nần.

Kết hôn trước tuổi 30 là quyết định sáng suốt nhất của tôi về mặt tài chính: Không chỉ hạnh phúc hơn mà còn rút ngắn thời gian làm giàu - Ảnh 1.

Kết hôn sớm không hủy hoại cuộc đời bạn

Thử tìm hiểu một vài nghiên cứu về chuyện kết hôn sớm, tôi nhận được kết quả: Không có bằng chứng nào cho thấy việc này sẽ hủy hoại đời mình. Trên thực tế, các nghiên cứu đều cho thấy những cặp đôi cưới sớm thường kiếm nhiều tiền và hạnh phúc hơn. Do đó, việc trì hoãn kết hôn sẽ không giúp bạn giàu thêm chút nào.

Theo tôi, thế hệ Y không muốn kết hôn sớm là vì muốn tìm đúng người bạn đời cho mình. Chúng ta cũng tự nhận thức được sự thiếu trưởng thành của mình, nên chúng ta sẽ đợi cho đến khi có nhiều kinh nghiệm hơn. Như vậy, bạn sẽ hiểu thêm về bạn đời - người sẽ sống cùng mình, quản lý tiền bạc cùng mình và nuôi dạy con cái cùng mình. Quan điểm này cũng chẳng hề sai, nhưng nó khiến cho người ta có cái nhìn tiêu cực về những người kết hôn sớm.

Tôi đã từng đánh giá những người kết hôn sớm ngay khi vừa tốt nghiệp. Tôi đã nghĩ mình không đủ trưởng thành để đưa ra một quyết định trọng đại như vậy khi còn trẻ. Tôi đã từng tuyên bố sẽ không kết hôn trước tuổi 30. Tôi đã muốn phát triển sự nghiệp và đi du lịch khắp nơi trước khi yên bề gia thất. 

Vậy mà giờ đây, tôi đã kết hôn khi còn chưa đến 30.

Kết hôn trước tuổi 30 là quyết định sáng suốt nhất của tôi về mặt tài chính: Không chỉ hạnh phúc hơn mà còn rút ngắn thời gian làm giàu - Ảnh 2.

Kết hôn sớm, tôi được giảm bớt gánh nặng tài chính trên vai

Kết hôn sớm như vậy nhưng tôi chưa từng hối tiếc dù chỉ một ngày. Cuộc sống hôn nhân càng giúp tôi trở nên giàu có hơn, thay vì là gánh nặng như tôi vẫn nghĩ.

Chúng tôi có 2 nguồn thu nhập: Đây là lợi ích lớn nhất khi kết hôn. Tôi không biết mình sẽ xoay sở để độc lập về tài chính ra sao nếu không có thu nhập từ chồng. Tuy tôi kiếm được nhiều tiền hơn, vợ chồng tôi vẫn phải dựa phần lớn vào tiền lương cũng như tiền bảo hiểm của anh ấy. Chúng tôi sống nhờ thu nhập của anh, trong khi dùng tiền lương của tôi để trả nợ. Việc này sẽ khó khăn rất nhiều nếu tôi còn độc thân.

Chúng tôi mua nhà ở tuổi 24: Nhờ có thu nhập kép và tín dụng chung mà tôi mới mua được nhà sớm như vậy. Nếu vẫn còn độc thân, tôi sẽ không bao giờ mua nổi một ngôi nhà cho mình. Chưa kể, tôi chẳng biết gì về sửa chữa các thiết bị vật dụng trong nhà trong khi hay làm hỏng đồ đạc. Tôi hạnh phúc khi có chồng ở bên để cùng nhau chăm sóc nhà cửa. Hơn thế nữa, tiền mua nhà cũng rẻ hơn nhiêu so với giá đi thuê mà chúng tôi từng trả.

Chúng tôi trả xong hàng loạt món nợ: Vì sống bằng một nguồn thu nhập và trả nợ bằng một nguồn thu nhập khác, chúng tôi đã trả hết nợ rất nhanh. Tính đến hiện tại, chúng tôi đã trả xong tiền mua xe, 14.000 USD tiền nợ tín dụng, 25.000 USD tiền nợ thời sinh viên, lại còn kịp cải tạo nhà bằng 16.000 USD tiền mặt.

Chúng tôi giúp đỡ lẫn nhau: Đây là mấu chốt giúp chúng tôi thành công. Kết hôn khi còn trẻ như vậy sẽ đem lại sự giúp đỡ không ngừng cho bạn. Trưởng thành là một giai đoạn đáng sợ, bận rộn và điên rồ của cuộc đời. Cuộc đời này không có hướng dẫn sử dụng; bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi phải tự mình xoay sở. Tuy nhiên, nhờ có chồng ở bên cổ vũ, tôi trở thành một con người mạnh mẽ hơn hẳn. Nhờ sự cổ vũ không ngừng của anh ấy mà tôi có thu nhập đáng ngưỡng mộ ở tuổi còn trẻ như thế này.

Kết hôn trước tuổi 30 là quyết định sáng suốt nhất của tôi về mặt tài chính: Không chỉ hạnh phúc hơn mà còn rút ngắn thời gian làm giàu - Ảnh 3.

***

Hôn nhân là một vấn đề có tính cá nhân cao và cực kỳ quan trọng. Định nghĩa về hôn nhân của chúng ta đang dần dần thay đổi - đây là một điều rất đáng ăn mừng. Dù quan điểm về hôn nhân của mỗi người khác nhau, chúng ta không nên đánh giá những người chọn kết hôm sớm. Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra kết hôn sớm sẽ giúp bạn nhanh chóng giàu có hơn, nếu cưới đúng người, đúng thời điểm. Bản thân tôi cũng rất hạnh phúc với quyết định cưới sớm của mình, bởi lẽ nếu không tôi sẽ chẳng thành công được như ngày hôm nay. Kết hôn trước 30 tuổi có thể sẽ hơi khó khăn, nhưng đó là một quyết định tuyệt vời về mặt tài chính.

Bài chia sẻ của Picky Pincher - blogger chuyên về lĩnh vực quản lý tài chính, tiết kiệm tiền và sống tối giản.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Báo chí quốc tế viết gì về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024?
    Sự kiện Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024 thu hút sự chú ý trong - ngoài nước và cả nhiều cơ quan truyền thông quốc tế.
  • “AI như là một chiếc gương đen”
    Bài báo "AI is the Black Mirror" của Philip Ball cung cấp một cái nhìn chi tiết về trí tuệ nhân tạo (AI) và tác động của nó đến nhận thức con người.
  • Chất lượng thông tin báo chí về kinh tế - Vai trò, yêu cầu thước đo và giải pháp cần có
    Báo chí kinh tế cần là diễn đàn thực thụ cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp thông tin. Thông tin cần chính xác và kịp thời để hỗ trợ doanh nghiệp trong điều chỉnh chiến lược kinh doanh.
  • Những “ngọn đuốc” ở bản
    Ở Tuyên Quang, người có uy tín là những người đi đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm của bà con dân tộc thiểu số (DTTS). Họ như những “ngọn đuốc” đi trước, thắp sáng, lan tỏa tinh thần trách nhiệm, nêu gương với cộng đồng. Gương mẫu, uy tín, những người có uy tín đã và đang góp sức xây dựng bản làng, thôn xóm ngày càng ấm no, giàu mạnh.
  • 5 lý do để tăng cường bảo mật mạng
    Các chương trình an ninh mạng đã phát triển đáng kể trong vài thập kỷ qua. Sự ra đời của điện toán đám mây đã phá vỡ ranh giới an ninh mạng thông thường của của các doanh nghiệp, buộc các tổ chức phải liên tục cập nhật những chiến lược phòng thủ của mình.
Đừng bỏ lỡ
Kết hôn trước tuổi 30 là quyết định sáng suốt nhất của tôi về mặt tài chính: Không chỉ hạnh phúc hơn mà còn rút ngắn thời gian làm giàu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO