Mạng xã hội Việt Nam được hỗ trợ tối đa

TH| 29/11/2019 00:00
Theo dõi ICTVietnam trên

Mạng xã hội là một nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, việc hỗ trợ tối đa sự phát triển của mạng xã hội là việc làm cần thiết. Đó cũng là quan điểm của của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng. "Khi tôi lên nhận Bộ trưởng chưa đầy một tháng, chính xác là 15 ngày, việc đầu tiên là thành lập tổ công tác hỗ trợ phát triển mạng xã hội Việt Nam"...

Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện các mạng xã hội của Việt Nam đang có 65 triệu người dùng."Khi tôi lên nhận Bộ trưởng chưa đầy một tháng, chính xác là 15 ngày, việc đầu tiên là thành lập tổ công tác hỗ trợ phát triển mạng xã hội Việt Nam. Đó là hành động đầu tiên của tôi", Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nói tại phiên trả lời chất vấn của Quốc hội, ngày 8/11 vừa qua.

Chúng ta có nên có một hệ sinh thái số Việt Nam không? ông đặt câu hỏi khi một số đại biểu hỏi về việc phát triển mạng xã hội Việt Nam.

Theo Bộ trưởng Hùng, nếu nhìn trên 200 nước và vùng lãnh thổ thì ít nước đặt ra vấn đề này, như Trung Quốc, Nga. Việt Nam đặt ra, có thể do câu chuyện người Việt Nam muốn làm chủ, nếu trên không gian này, sau này kinh tế số mà không làm chủ không gian này thì rất khó nói mức độ tự chủ nền kinh tế.

Ông cho rằng, Việt Nam thuận lợi là có rất nhiều công ty công nghệ thông tin. Nếu nói về công nghiệp phần mềm thì đứng thứ 6 thế giới. Khi ông Hùng lên nhận chức vụ Bộ trưởng các mạng xã hội ở Việt Nam cỡ khoảng gần 50 triệu người dùng. Hiện nay mạng xã hội Việt Nam là 65 triệu người dùng, tăng 30%, trong đó có hai mạng xã hội lớn và 8 mạng xã hội nhỏ, mỗi mạng nhỏ là khoảng một triệu người dùng.

Nếu như chúng ta tiếp tục đẩy mạnh cộng với sự hỗ trợ của người dân ưu tiên dùng hàng Việt Nam thì theo Bộ trưởng Mạnh Hùng, với tốc độ hiện nay, đến năm 2020 là 90 triệu và mục tiêu của chúng ta đặt ra cũng tương đương với các mạng xã hội nước ngoài. Các mạng xã hội ở ngoài hiện nay: Facebook, Google là chín tám mươi triệu. Nếu cộng với twitter, instagram vào thì cỡ khoảng 90 triệu.

"Tại sao mình lại đặt vấn đề ít nhất là tương đương, vì bây giờ chúng ta nghĩ gì, nói gì, thậm chí yêu ai, mua gì đều nằm ở thông tin trên mạng xã hội, điều gì sẽ xảy ra nếu như tất cả các thông tin đó ở một mạng xã hội. Có nghĩa rằng, não người Việt Nam tập trung vào một chỗ mà chỗ đấy hiện không nằm ở Việt Nam và sau này người ta sẽ dùng vào việc gì? Bây giờ mới dùng và quảng cáo. Rất nguy hiểm, đấy là An ninh quốc gia.

Cho nên, nếu chúng ta có một không gian của chúng ta nữa mà mỗi người đều dùng vài mạng xã hội. Có nghĩa, chúng ta không nằm 100% ở đâu cả, chúng ta phân tán dữ liệu đó và tạo ra sự an toàn. Trước diễn đàn Quốc hội, tôi xin nói là rất ít nước làm được việc này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng tiếp tục nhấn mạnh.

Khi một đại biểu đặt câu hỏi là chúng ta có đặt mục tiêu thay thế mạng xã hội nước ngoài không? Không - Bộ trưởng Hùng trả lời. Bởi theo ông, mỗi mạng xã hội có chức năng riêng, có không gian riêng, khách hàng riêng. Đất nước ta mở nên phải mời gọi mọi người vào đây làm ăn, thậm chí Thủ tướng Chính phủ còn động viên, kêu gọi đầu tư nước ngoài.

Chúng ta chỉ có một điều kiện, ai vào đây làm ăn cũng được, càng nhiều càng tốt, nhưng phải tuân thủ luật pháp Việt Nam. Vào đây làm ăn thịnh vượng nhưng phải làm cho Việt Nam thịnh vượng.

Cho nên, tư lệnh ngành thông tin và truyền không cũng khẳng định, mạng xã hội Việt Nam song song tồn tại với điều kiện mạng xã hội nước ngoài tuân thủ luật pháp Việt Nam như các mạng xã hội Việt Nam.

Nổi bật Tạp chí Thông tin & Truyền thông
  • Lãnh đạo doanh nghiệp nên làm gì trước “làn sóng” AI?
    Nhà lãnh đạo tương lai chắc chắn phải am hiểu công nghệ, cụ thể là trí tuệ nhân tạo (AI) và ‏‏dữ liệu lớn (big data‏‏). Người tạo thay đổi cho doanh nghiệp (DN) trong ứng dụng AI là CEO, COO và CFO, còn lãnh đạo công nghệ chỉ là người hỗ trợ.‏
  • Sự trỗi dậy của các kỳ lân AI Trung Quốc nhằm cạnh tranh với OpenAI
    Bốn công ty khởi nghiệp (startup) AI Trung Quốc đã trở thành kỳ lân công nghệ với mức định giá hơn 1 tỷ USD, nhằm tăng cường cạnh tranh với OpenAI, đặc biệt là khi ChatGPT không hoạt động ở Trung Quốc.
  • "Siêu ứng dụng" được Điện Biên lan tỏa dịp 7/5
    Điện Biên Smart được ví là "siêu ứng dụng" tích hợp nhiều tính năng hiện đại, tạo nên cầu nối trực tiếp giữa người dân và các cấp chính quyền.
  • "Tôi dịch cuốn sách về Đại tướng Võ Nguyên Giáp bằng cả trái tim mình"
    Anh Saleem Hammad - người dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập cho biết: “Xuất phát từ tình cảm sâu sắc, sự kính trọng cũng như lòng biết ơn, sau 12 năm gắn bó với đất nước Việt Nam thân thương, tôi đã thực hiện thành công việc dịch cuốn sách “Võ Nguyên Giáp - Vị tướng của nhân dân” sang tiếng Ả-rập bằng cả trái tim mình.”
  • Chiến thắng Điện Biên Phủ qua các số báo của báo Nhân đạo (Pháp)
    Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhất là trong chiến dịch Điện Biên Phủ, báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp đã đăng nhiều tin, bài và ảnh về cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam cũng như những tiếng nói và hành động mạnh mẽ từ nước Pháp vì hòa bình cho Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mạng xã hội Việt Nam được hỗ trợ tối đa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO